Du học thực tập hưởng lương (co-op) ở các đại học Canada
Chương trình du học thực tập hưởng lương (co-op) là gì? Ưu điểm và thách thức của chương trình? Điều kiện và cách thức tham gia Chương trình Co-op ở Canada.
Nội dung chính
Chương trình du học thực tập hưởng lương (co-op) là gì?
Thực tập hưởng lương hay Co-op (Co-operative Education Programs) là mô hình kết hợp giữa làm và học, tích lũy kiến thức và kỹ năng làm việc dành cho các sinh viên của hệ đào tạo bậc cao.
Chương trình này được phát triển và áp dụng đầu tiên tại Canada. Đến nay, chương trình này đã được áp dụng cho hầu hết các ngành học và trở thành một thế mạnh của nền giáo dục ở xứ sở lá phong.
Nếu bạn chọn chương trình du học Co-op ở Canada thì đây là một khóa học bắt buộc, các kỳ học này sẽ được xen lẫn với các kỳ học lý thuyết của sinh viên. Tại một số trường ở Canada thường có trung tâm Co-op giúp các bạn sinh viên tìm kiếm được công việc phù hợp với mình. Sinh viên cũng sẽ được nhận lương khi tham gia kỳ Co-op này.
Các sinh viên đã có đủ các tín chỉ tự chọn theo yêu cầu tốt nghiệp, vẫn có thể đăng ký tham gia tiếp tục chương trình Co-op, khi đó các tín chỉ được trao qua chương trình co-op sẽ gọi là tín chỉ bổ sung (additive credits), và như vậy sinh viên sẽ tốt nghiệp với số tín chỉ vượt yêu cầu tốt nghiệp và sẽ có nhiều thuận lợi khi xin việc làm sau khi ra trường.
Thông tin chung về chương trình du học thực tập hưởng lương (co-op) ở các đại học Canada
Gần như tất cả các bạn đều được cho phép thực tập sau học kỳ thứ nhất của năm 2. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể, hoạt động này còn có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc tích lũy kinh nghiệm và mở rộng mạng lưới nghề nghiệp cho sinh viên. Các đại học tại Canada đều có chương trình thực tập Co-op (Co-operative Education) cho phép sinh viên vừa học vừa làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp liên kết với trường.
Thông thường, học kỳ Co-op không vượt quá 50% tổng thời lượng chương trình học. Khi tham gia chương trình Co-op, bạn sẽ làm việc khoảng 5 ngày/tuần với mức lương từ 15 đến 25 CAD (260-430.000 đồng) một giờ.
Điều quan trọng, sinh viên được thực hành, áp dụng những kiến thức trên lớp vào thực tế. Chẳng hạn, nếu tham gia chương trình Co-op về lập trình máy tính, bạn có thể được bố trí làm việc tại một công ty phát triển phần mềm. Nhờ đó, bạn phát triển kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm. Những thành tích và kinh nghiệm học hỏi từ nơi thực tập cũng sẽ giúp bạn làm nổi bật hồ sơ khi xin việc sau này.
Bên cạnh đó, bạn có cơ hội tạo dựng các mối quan hệ. Việc này không chỉ thuận lợi về chuyên môn mà còn giúp bạn dễ dàng nắm bắt được những vị trí còn thiếu trong các tập đoàn, công ty quốc tế hoặc tin tức mới nhất trong thị trường việc làm.
Ngoài ra, sinh viên được tính thời gian kinh nghiệm làm việc. Ví dụ, Đại học Waterloo, nơi có chương trình Co-op đầu tiên ở Canada cho phép sinh viên tích lũy 24 tháng làm việc tại nước này.
Tuy nhiên, vì thế ứng tuyển vào chương trình Co-op thường không dễ. Sinh viên phải vượt qua các vòng phỏng vấn và có thành tích học tập tốt.
Để nộp đơn xin giấy phép làm việc hợp tác hoặc đăng ký tham gia chương trình Co-op, sinh viên cần chuẩn bị một số giấy tờ như giấy phép lao động (Work Permit), giấy phép du học (Study Permit) còn hiệu lực, thư xác nhận yêu cầu thực tập từ trường và xác nhận chịu trách nhiệm đào tạo từ phía công ty.
Ngoài các yêu cầu trên, sinh viên cần tìm hiểu những yêu cầu riêng của từng trường. Trong trường hợp tham gia các khóa tiếng Anh hoặc Pháp như một ngôn ngữ thứ hai hoặc các khóa dự bị, người học sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình Co-op.
Ưu điểm của chương trình Co-op
- Sinh viên có thể áp dụng các kiến thức học thuật vào quá trình làm việc thực tế
- Sinh viên sẽ làm quen được với môi trường làm việc chuyên nghiệp, toàn cầu: áp lực thời gian, đàm phán, chỉ tiêu…
- Sinh viên có thể tích lũy cho mình kinh nghiệm làm việc tốt nhất trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của các doanh nghiệp và tổ chức hàng đầu Canada
- Sinh viên được trau dồi kỹ năng làm việc, kỹ năng tìm việc và kỹ năng chuyên môn cho bản thân
- Sau khi tốt nghiệp sẽ có ưu thế ở lại xin việc và xin định cư, những sinh viên xuất sắc sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc luôn tại chính nơi mình thực tập
- Sinh viên sẽ có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống
Điều kiện tham gia Chương trình Co-op
Một số chương trình nghiên cứu sẽ yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm làm việc, đây được xem như là một phần của chương trình giảng dạy. Bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc hợp tác hoặc đăng ký tham gia chương trình co-op nếu bạn đáp ứng các điều kiện sau:
- Giấy phép lao động (Work Permit) và giấy phép du học (Study Permit) còn hiệu lực
- Thư xác nhận yêu cầu thực tập từ trường và xác nhận chịu trách nghiệm đào tạo từ phía công ty.
- Học kỳ Co-op không được vượt quá 50% tổng thời lượng chương trình học
- Ngoài các yêu cầu trên, sinh viên cũng cần phải tự tìm hiểu những yêu cầu riêng của trường mà bạn đang theo học để có thể tham gia chương trình Co-op
Bạn sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình Co-op nếu:
- Bạn tham gia khóa học tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp như một ngôn ngữ thứ hai (ESL / FSL)
- Bạn tham gia các khóa học dự bị.
Nếu bạn không đủ điều kiện để xin giấy phép tham gia chương trình co-op tại Canada (co-op work permit), nhưng bạn muốn làm việc ở Canada, bạn cần phải xin giấy phép làm việc (work permit).
Sinh viên Canada theo học chương trình Co-op thực tập tại đâu?
Nhà trường cung cấp: Mỗi trường sẽ có danh sách các công ty thiếu nhân lực hoặc đã đang hợp tác đào tạo sinh viên tham gia chương trình Co-op, với sự đa dạng các ngành nghề khác nhau.
Sinh viên tự lựa chọn: Ngoài ra sinh viên còn có thể nộp đơn ứng tuyển các công ty bên ngoài, với điều kiện phải đáp ứng được các tiêu chí đào tạo của chương trình Co-op và thời hạn thực tập phải khớp với các kỳ học.
Mức lương trung bình của sinh viên tham gia Co-op
Sinh viên thực tập chương trình Co-op ở Canada sẽ có thu nhập trung bình 41,243 CAD mỗi năm, tương đương với khoảng 21.15 CAD/giờ. Tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau sẽ có các mức lương khác nhau.
Tuy nhiên mức lương khởi điểm thường ở tầm 37,657 CAD mỗi năm, và mức lương cho các vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn sẽ ở mức 51,841 CAD/ năm.
Cách đăng ký tham gia chương trình Co-op
Dưới đây là các bước đăng ký chương trình Co-op mà bạn không nên bỏ qua:
Bước 1 (tại Việt Nam): Bạn cần đăng ký một chuyên ngành mà bạn đam mê và có chương trình Co-op ở một trường Đại học/ Cao đẳng tại Canada
Bước 2 (tại Canada): Khi hải quan đã cấp cho bạn Study Permit và giấy chứng nhận của trường, các bạn sinh viên có 2 cách để nộp đơn tham gia Co-op như sau:
Cách 1: Nộp đơn trực tuyến:
Bạn cần có các bản sao mọi loại giấy tờ cần thiết và thẻ tín dụng còn trong hạn mức thanh toán và vào trang web để xem hướng dẫn và nộp trực tiếp.
Đường dẫn trang web:
https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/study-canada/work/intern.htm
Cách 2: Nộp đơn trực tiếp:
- Bước 1: Lấy đơn đăng ký
- Bước 2: Điền đơn và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết
- Bước 3: Gửi đơn vào địa chỉ email như trong hướng dẫn từ link trên
Khả năng kiếm được việc làm sau tốt nghiệp là một trong nhiều yếu tố chính để các bạn sinh viên cân nhắc khi quyết định nộp đơn vào trường. Thông thường, các trường sẽ có nhiều chương trình và hỗ trợ cộng thêm cho sinh viên, điển hình như chương trình co-op giúp bạn trang bị các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Một số khó khăn khi tham gia thực tập hưởng lương ở Canada
Mất nhiều thời gian chuẩn bị
Quá trình “săn việc” trong chương trình CO-OP (ví dụ như xin vào các vị trí thực tập, phỏng vấn,…) giữa học kỳ vô cùng mất thời gian, căng thẳng và tốn nhiều công sức. Công việc tuyển dụng thường bắt đầu từ tuần thứ 4 trong kỳ học và phỏng vấn hay diễn ra vào giữa học kỳ. Sinh viên nào chưa tìm được việc trong thời điểm này sẽ phải vào vòng 2, đồng nghĩa với việc về nhà tìm việc, nộp đơn, trải qua vòng phỏng vấn và cứ thế lập đi lặp lại.
Tréo ngoe một nỗi, vòng phỏng vấn rất hay được tổ chức vào thời gian lên lớp nên hãy đảm bảo rằng bạn vừa có thể “đối phó” được với nhà tuyển dụng, vừa bắt kịp tốc độ học ở trường.Do vậy, hãy cân nhắc nhu cầu sử dụng thời gian của bạn khi lên kế hoạch học tập hoặc tham dự các hoạt động ngoại khoá hay khả năng thích ứng của bản thân, tránh lâm vào tình trạng ôm đồm hay stress vì công việc “quá tải”.
Không đảm bảo sẽ có việc
Dù những người mở ra chương trình CO-OP tại Canada rất cố gắng để đảm bảo có đủ vị trí công việc cho người đăng ký, nhưng điều này không có nghĩa rằng cứ tham gia CO-OP là sinh viên sẽ có việc.
Quá trình tuyển dụng rất cạnh tranh và ứng viên sẽ được cân nhắc dựa trên cách thể hiện, kỹ năng, động lực, sự chín chắn và thái độ giao tiếp. Nhiều địa điểm làm việc thậm chí còn cách xa nơi bạn sống, bởi vậy ứng viên không những cần có khả năng cạnh tranh mà còn phải linh hoạt thích nghi với vị trí, địa điểm công việc để không bỏ lỡ cơ hội quý.
Bất tiện trong di chuyển
Do một kỳ CO-OP kéo dài trong 4 tháng và rất có thể địa điểm làm việc sẽ cách xa trường của bạn nên sinh viên sẽ phải thuê nhà mới, trả nhà sau khi kết thúc khoá thực tập rồi lại tìm nhà ở gần trường.
Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc không bạn sẽ phải chấp nhận đi một quãng đường rất xa giữa nhà và nơi làm việc. Đây cũng là một điểm hạn chế, bởi chuyển nhà liên tục không những mất thời gian và không phải lúc nào các bạn trẻ cũng tìm được bất động cho thuê.
Thêm chi phí
Sinh viên sẽ phải trả thêm phí khi tham gia chương trình CO-OP do hình thức liên kết giữa nhà trường và văn phòng này khá phức tạp, đòi hỏi bộ máy nhân công hỗ trợ lớn. Mức phí phụ thuộc vào từng trường, chẳng hạn như Đại học Waterloo thu $500 CAD cho mỗi kỳ thực tập. Tuy nhiên, khoản phí CO-OP này gây tranh cãi vì nó không đảm bảo rằng cứ nộp phí là bạn sẽ có việc và tiền đã nộp sẽ không được hoàn lại, kể cả khi sinh viên không tìm được vị trí thực tập nào.
Nếu sinh viên không chắc rằng mình có thể tìm được công việc trong thời gian đi CO-OP thì đây sẽ là một sự lãng phí lớn, do vậy các bạn cần xác định rõ năng lực, sức cạnh tranh của bản thân có phù hợp tham gia chương trình thực tập này hay không.
Thời gian tốt nghiệp kéo dài
Bạn rất có thể sẽ tốt nghiệp muộn hơn so với sinh viên không tham gia CO-OP. Chương trình CO-OP được chia thành các kỳ làm việc. Lấy ví dụ là Đại học Waterloo, trường này có 6 kỳ làm việc và để hoàn thiện đủ 6 kỳ này, thời gian để bạn hoàn thành chương trình học có thể kéo dài thêm một năm. Nếu vẫn muốn tốt nghiệp đúng hạn, sinh viên sẽ phải học các kỳ học bổ sung và phải đăng ký kín các tín chỉ trong học kỳ.
Những điều cần cân nhắc trước khi đăng ký Co-op
- Chương trình Co-op sẽ có thời lượng dài hơn các chương trình học Đại học bình thường, nhưng bù lại các bạn sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc sát với thực tế, và được hưởng lương.
- Các khoản chi phí khi kết hợp với chương trình Co-op có thể được tính thêm ở một vài trường
- Vài trường hợp hiếm hoi, bạn có thể được yêu cầu làm việc từ xa hoặc chuyển đến các khu vực khác ở Canada. Đây cũng là cơ hội cho bạn khám phá và du lịch ở các tiểu bang khác của quốc gia này.
- Nhà trường không thể đảm bảo tất cả sinh viên đăng ký đều sẽ được nhận vào làm vì số lượng vị trí có hạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự tìm các vị trí thực tập bên ngoài và đưa lại thông tin cho trường xác nhận hoàn thành chương trình Co-op.
- Thực tập Co-op chỉ giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, không đồng nghĩa với việc đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được nhận vào làm chính thức tại các công ty thực tập. Nhưng với một hồ sơ ấn tượng và kỹ năng hoàn thiện đáng kể, các bạn có thể tự tin nộp vào bất cứ công ty nào khác tùy thích
Nhanh tay liên hệ VinEdu để đăng kí nhận thêm thông tin chi tiết về lộ trình du học thực tập hưởng lương tại canada bằng cách truy cập tại website duhocvinedu.edu.vn hoặc gọi đến hotline 0972 131 212 để được tư vấn tuyển sinh miễn phí. VinEdu hân hạnh giúp bạn chinh phục mọi ước mơ.