Kế hoạch du học Thụy Sĩ của học sinh Nguyễn Trường Giang
Du học Thụy Sĩ là lựa chọn được học sinh Việt Nam hướng tới trong vài năm gần đây và những năm sau nữa. Học sinh Nguyễn Trường Giang của Du học VinEdu đã lên một kế hoạch du học Thụy Sĩ trường HTMi cụ thể về những gì mình sẽ làm và xử lý trong những năm tới. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính
I. Chuẩn bị những gì trước khi đặt chân đến Thụy Sĩ
Khi bắt đầu nảy lên ý muốn du học Thụy Sĩ một cách nghiêm túc, thì nhất định học sinh phải chuẩn bị tất cả những điều sau để có những ngày tháng suôn sẻ nhất khi đến đất nước này:
- IELTS 7.0 ( không band nào dưới 6)
- Sau khi đã hoàn thành điểm IELTS, đi học thêm tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Trung nếu có thể và thi chứng chỉ
- Trang bị thêm kiến thức nền về văn hoá, thời tiết cũng như lối sống ở nơi mình đến tại Thụy Sĩ
- Sức khoẻ: Kiểm tra sức khoẻ định kì
- Kĩ năng sống: Rèn luyện việc tự chăm sóc bản thân, độc lập, tự chủ trong mọi trường hợp, cân bằng chi tiêu cũng như sinh hoạt
- Kĩ năng giao tiếp: Tự trau dồi thêm những kiến thức về con người và xã hội Thụy Sĩ để hòa nhập tốt hơn với cộng đồng bản xứ
II. Các trường hợp xảy ra khi du học Thụy Sĩ và giải pháp
Dưới đây là những điều mà nhiều du học sinh lo lắng trước khi đến Thụy Sĩ, hầu hết là những điều khá phổ biến. VinEdu đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số giải pháp trước khi thực sự đối mặt với những chuyện “cơm bữa” này:
Chắc chắn sẽ nhớ nhà
Việc nhớ nhà chắc chắn là tình trạng chung của tất cả các bạn du học ở một nước xa lạ hay kể cả những bạn lên thành phố đi học cũng vậy. Một số trường hợp do quá nhớ mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc học và việc sống hàng ngày.
- Giải pháp: Hiện nay công nghệ đã phát triển và Internet được bao phủ rộng khắp cho phép học sinh được trao đổi và gọi điện video với bố mẹ mỗi khi thấy cần. Ngoài ra học sinh cũng nên có kinh nghiệm sống xa bố mẹ, sống xa gia đình trong khoảng thời gian trước đây.
Thay đổi thời tiết
Thụy Sĩ là một đất nước ôn đới với địa hình nhiều đồi núi, đặc biệt là Lucern cũng thuộc khu vực cao nguyên, núi cao nên nhiệt độ thường xuyên xuống rất thấp. Một số ngày trong năm có tuyết rơi dày, mưa giá, rất ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
- Giải pháp: Em đã chuẩn bị những số lượng quần áo vừa đủ và đủ ấm để có thể chống chọi lại thời tiết lạnh bên Lucern. Ngoài ra em cũng đi tập thể lực và hít thở để hệ hô hấp của bản thân được tăng cường và có sức khỏe để chống lại nhiệt độ ở Thụy Sĩ. Ngoài ra bản thân em cũng rất thích thời tiết lạnh và khô nên em tự cho rằng mình sẽ có khả năng thích nghi sau một khoảng thời gian ở Thụy Sĩ.
Khó thích nghi với đồ ăn
Phần lớn đồ ăn của Thụy Sĩ đều có gốc từ sữa hay khoai tây, vì vậy nên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ ngấy và làm cho nhiều người có cảm giác khó ăn. Cách nêm nếm đồ ăn của Thụy Sĩ cũng rất khác lạ với Việt Nam, nên nhiều học sinh thậm chí còn không ăn được gì trong những ngày đầu.
- Giải pháp: Nếu bạn không có khả năng ăn uống đồ Tây khá tốt như bánh mì, mì , khoai tây nghiền, pho mai,.. thì tốt nhất là hãy tự nấu ăn những ngày đầu, sau đó tập ăn dần đồ địa phương. Ngoài ra, trong hành lý du học bạn cũng nên mang một ít mì gói, đó là món “cứu cánh” trong rất nhiều trường hợp đấy nhé!
Rào cản ngôn ngữ
Thụy Sĩ là một đất nước với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như Đức, Pháp, Ý, Thổ,… Vậy nên chỉ biết Tiếng Anh thôi sẽ làm mất đi cơ hội giao tiếp với những người bản xứ cũng như tự đánh mất cơ hội việc làm của bản thân.
- Giải pháp: Đối với nghề quản trị khách sạn, bản thân học sinh nên nắm được 5 thứ tiếng trở lên để đáp ứng được đặc thù của công việc. Vì vậy hãy chăm học ngoại ngữ bất cứ khi nào có thể, nhất là những giao tiếp liên quan đến nghề nghiệp mà mình theo đuổi.
Học tập
Đây là mục đích quan trọng nhất của mọi sinh viên khi đi du học. Trong quá trình học, có thể sẽ có rất nhiều khó khăn sẽ gặp phải như phương pháp học tập, cách ghi chép, cách làm việc nhóm, các môn học mới với những cách dạy mới từ các thầy cô… Hoặc có thể là chưa quen với môi trường mới dẫn đến việc thành tích học tập sẽ không tốt.
- Giải pháp: Hãy cố gắng tạo một nền tảng trước về những môn học mà em sẽ học trong năm đầu qua việc tiếp cận thông tin trên Internet dựa trên những đầu mục mà nhà trường giới thiệu. Cùng với đó, hãy học những môn được đánh giá là khó cho học sinh Việt và tỉ lệ trượt môn rất cao như tiếng Đức hay những môn học chuyên ngành,… Cùng với đó, luôn luôn có ý thức tự nghiên cứu và tìm ra cho mình một phương pháp tự học hiệu quả nhất để đáp ứng được với tốc độ học nhanh hơn.
Con người và bạn bè
Con người Thụy Sĩ là những người có lòng tự trọng và tự tôn dân tộc rất cao. Đa số người Thụy Sĩ sẽ không thể dễ gần như những quốc gia Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản,… Cùng với đó, mỗi trường tại đây đều sẽ hội tụ rất nhiều học sinh từ nhiều quốc gia khác nhau, tạo nên một môi trường khó kiểm soát về mặt an ninh và con người (ví dụ như có thể xảy ra những trường hợp kết bè phái, lấy cắp tiền tài sản,…).
- Giải pháp: Khi đi du học, học sinh buộc phải thích nghi theo môi trường sống của đất nước mới. Đó cũng chính là điều mình cần học trong cuộc sống và du học là một cách rất tốt để học được điều đó. Hãy tìm hiểu trước ở Việt Nam về những phong tục tập quán của người dân và thể hiện rằng mình tôn trọng văn hóa của họ, từ đó có thể khiến họ gần gũi với mình hơn.
- Khi được ghép với một nhóm bạn để làm dự án, hay được ghép phòng ở, hãy dành thời gian tìm hiểu về những truyền thống văn hóa của người bạn mà em được phân phòng cùng (nếu họ là người ngoại quốc). Nếu có thể được chọn phòng sớm khi đến Thụy Sĩ đăng kí học sớm, hãy cố gắng chọn ở cùng phòng với những bạn Châu Á có nếp sống giống với người Việt Nam mình như Hàn Quốc hay Nhật Bản, để có thể tạo được sự thoải mái và an tâm nhất khi sinh hoạt và học tập.
- Ngoài ra, hãy sẽ để ý và cảnh giác với những thông tin quan trọng của mình như hộ chiếu, giấy phép nhập cảnh, thẻ ngân hàng,… để tránh những trường hợp đáng tiếc sẽ xảy ra. Cùng với đó, phải ý thức được, khi mình phải sống độc lập thì không ở đâu là an toàn tuyệt đối và không ai là đáng tin 100% trừ bản thân, vậy nên cần xử sự cẩn trọng để những đối tượng xấu xung quanh không coi mình là mục tiêu vì thành tích học tập, tài chính…. Học sinh có thể tham gia những hội học sinh, hội những người Việt ở Thụy Sĩ để tạo cho mình một cộng đồng và phải tự bảo vệ trong trường hợp bị bắt nạt, cô lập hay bất cứ trường hợp xấu nào xảy ra.
Bài toán chi tiêu
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có mức sống cao cấp nhất thế giới, với rất nhiều những thức ăn ngon, những nơi đẹp để khám phá, những món đồ để mua,.. và kể cả bỏ tất cả những điều đó sang một bên, thì việc chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày cũng là một điều phải quan tâm, đặc biệt là với những học sinh đến từ gia đình không có thu nhập quá khá giả.
- Giải pháp: Ghi lại và lập một bảng tính để trao đổi với bố mẹ về những mức chi tiêu cần thiết tối thiểu cho 4 năm học tập tại Thụy Sĩ, qua đó có thể giảm bớt phần nào nỗi lo về việc học tập không bị dang dở. Ngoài ra cũng nên tập quản lí những chi tiêu của cá nhân bằng cách viết ra những khoản chi tiêu hằng ngày, những khoản tiết kiệm, những khoản nhận được và kiếm được,… Hãy tạo được thói quen sử dụng những ứng dụng hỗ trợ việc tính toán tài chính cá nhân.
- Ngoài ra, cũng nên mua sẵn những vật dụng cần thiết cho 1 năm sắp tới tại Thụy Sĩ, để giảm thiểu tối đa số tiền cần phải chi tiêu ở bên đó, từ đó giảm đi một khản đáng kể.
III. Lộ trình học tập tại Thụy Sĩ thế nào là tốt nhất?
Dưới đây là lộ trình lý tưởng nếu sinh viên đến Thụy Sĩ học tập ngành Du lịch Khách sạn, tại học viện HTMi:
- Vì học tập tại HTMi không cho phép sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, nên em sẽ cố gắng học tập và đạt được những mức học bổng cao để bù vào phần tiền em có thể kiếm được qua đi làm thêm.
- Khi đi thực tập, nếu có thể em sẽ lựa chọn những khách sạn nổi tiếng và đem lại cho em nhiều trải nghiệm bổ ích, cũng như có thể giúp em tạo lập được những mối quan hệ tốt đẹp cho sau này, chưa kể mức lương khi thực tập sẽ cao hơn.
- Cố gắng kiếm được một suất công việc hướng dẫn viên của nhà trường hoặc xin việc bên khách sạn có liên kết với nhà trường. Trong vòng 1 năm được thực tập hưởng lương sinh viên cũng sẽ kiếm được một khoản kha khá để trang trải sinh hoạt hàng ngày.
- Dựa vào khả năng tài chính, sinh viên hãy lựa chọn có học lên tiếp không.
- Sau khi học tập xong, có thể sử dụng những mối quan hệ đã có qua quá trình thực tập hay nhờ sự trợ giúp của nhà trường và xin việc tại những khách sạn mình đã từng thực tập, hoặc có thể là những khách sạn chấp nhận những văn bằng và kinh nghiệm mà sinh viên đã thu được. Có thể gửi đơn xin việc về những khách sạn có tiếng ở Việt Nam như Sheraton, Intercontinental,… Mục tiêu trước mắt là xây dựng một bộ hồ sơ chất lượng và tập trung xin việc vào những đối tượng tiềm năng nhất nếu có thể.
Đó là kế hoạch du học Thụy Sĩ cụ thể của sinh viên Nguyễn Trường Giang, người đã đến Thụy Sĩ trong năm 2018. Các bạn đã tự lên được kế hoạch du học Thụy Sĩ hay nước mà bạn muốn cho mình chưa? Liên hệ ngay Tổ chức Giáo dục quốc tế VinEdu hotline 0972 131 212 để được trợ giúp ngay nhé! Chúc các bạn có một tương lai được thắp sáng!