Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam ở đâu? Có nhiệm vụ gì?
Thụy Sĩ không phải ngẫu nhiên mà được mọi học sinh/sinh viên từ mọi quốc gia chọn lựa là địa du học lý tưởng. Là đất nước được mệnh danh là quốc gia an toàn, hạnh phúc và có nền kinh tế phát triển lớn mạnh đáng sống nhất. Chính vì thế mà tình hình làm Visa du học tại Đại sứ quán Thụy Sĩ thời gian gần đây cũng đông và thu hút sự chú ý nhiều hơn.
Nội dung chính
Mối quan hệ Việt Nam – Thụy Sĩ
Việt Nam và Thụy Sĩ đã chính thức ký kết mối quan hệ ngoại giao vào 11/10/1971. Đến 11/10/2016 vừa qua, cả hai nước đã có dịp kỷ niệm mối quan hệ 45 năm thiết lập quan hệ.
Trong buổi lễ cả hai bên đã khẳng định hơn và nhấn mạnh hơn về sự hợp tác trong những năm qua, mối quan hệ song phương Thụy Sĩ-Việt Nam phát triển mạnh mẽ và hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Những điểm đáng lưu ý và nhấn mạnh giữa mối quan hệ hợp tác ở hai nước:
- Trong năm 2015, tổng thương mại hai chiều Việt Nam-Thụy Sĩ đạt 1,53 tỷ USD
- Tính đến nay có hơn 100 dự án của Thụy Sĩ đầu tư tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực với tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ USD là nước đứng thứ 4 trong các nước châu u đầu tư vào Việt Nam.
- Hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác hàng không tạo điều kiện cho việc mở đường bay thẳng Việt Nam-Thụy Sĩ
- Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm y dược và công nghệ cao từ Thụy Sĩ. Đặc biệt Việt Nam nhập khẩu các loại hoa quả, hải sản được đánh giá cao qua Thụy Sĩ. Cả hai quốc gia đều có những bổ sung có lợi cho nhau.
- Thụy Sĩ đã hỗ trợ Việt Nam cải thiện các khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển đô thị. Nhằm tăng sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả bằng cách khai thác tốt nguồn lực.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang nhận được trợ giúp từ Thụy Sĩ trong việc thiết lập dịch vụ tài chính ổn định và chuyên nghiệp hơn.
- Theo ước tính, khoảng 30.000 lượt du khách Thụy Sĩ đã tới Việt Nam trong năm vừa qua.
- Thụy Sĩ vẫn cấp những suất học bổng cho sinh viên và nghiên cứu sinh. Đặc biệt, có những suất học bổng tài năng của chính phủ. Ngoài ra, một số viện cung cấp học bổng đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị công hay hành chính
Đại sứ quán Thụy Sỹ là gì? Ở đâu?
Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam đặt trịnh trọng tại thủ đô Hà Nội. Bất cứ Đại sứ quán nào của các nước đều đặt tại thủ đô Việt Nam cũng như Đại sứ quán Việt Nam đặt tại thủ đô nước bạn. Và điều này chỉ xuất hiện khi hai bên có ký kết mối quan hệ ngoại giao cùng phát triển hòa bình.
Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 15 Tòa nhà Hanoi Central Office Building, 44B Phố Lý Thường Kiệt
- Điện thoại: 024-39346589
- Fax: 024-39346591
- Email:[email protected]
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ
- Địa chỉ: Schlösslistrasse 26, 3008 Berne, Thụy Sĩ
- Tel: +41-31-3887878/ 3887882
- Số fax: +41-31-3887879
- E-mail: [email protected]
Đại sứ quán Thụy Sĩ có nhiệm vụ gì?
Đại sứ quán có nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng không phải hỗ trợ mọi vấn đề xảy ra đối với công dân tại nước bạn cũng như công dân nước bạn đang học tập, làm việc và sinh sống tại nước nhà.
Quảng bá hình ảnh
Nhiệm vụ chính của Đại sứ quán chịu trách nhiệm chia sẻ thông tin về du lịch, kinh tế của nước nhà thông qua các sự kiện được tổ chức tại Đại sứ quán có sự tham gia của cư dân hai nước. Đặc biệt, Đại sứ quán Thụy Sĩ nói riêng nhằm thể hiện mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp của hai bên. Muốn đem đến những thông tin về văn hóa, giáo dục nước mình đến với cư dân nước bạn.
Vì thế nếu học sinh/sinh viên Việt Nam có nhu cầu du học, du lịch có thể tham gia các buổi sự kiện được tổ chức nhằm giao lưu văn hóa để hiểu hơn về Thụy Sĩ, đất nước, con người trước khi đặt chân đến.
Cung cấp thông tin liên lạc
Đại sứ quán phụ trách việc thông báo tin tức về việc làm, an sinh xã hội, bầu cử, văn hóa giáo dục cũng như các hiệp ước về văn hóa và thương mại giữa hai quốc gia,… Đại sứ quán cũng chính là địa chỉ uy tín, đủ pháp lý pháp quyền duy nhất cho công dân liên lạc khi gặp sự cố, rủi ro, bất trắc cần giúp đỡ. Kể cả cư dân Thụy Sĩ cũng như cư dân Việt Nam tại nước bạn.
Đảm bảo quyền lợi cho công dân
Đại sứ quán cung cấp viện trợ và đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống ở nước ngoài cũng như cư dân Thụy Sĩ đang ở tại Việt Nam. Đảm bảo và được hỗ trợ khi cần thiết cũng như quán sẽ chịu trách nhiệm thông báo, hỗ trợ bạn liên hệ cho người thân ở quê nhà.
Nếu cần hỗ trợ về y tế, nơi đây có thể giúp bạn liên hệ với bác sĩ để cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng. Đảm bảo an ninh và cấp giấy phép đi lại hoặc trợ cấp chi phí khi cần thiết
Thông tin về nền giáo dục
Các chương trình học tập, các chương trình đại học, cao đẳng, thạc sỹ hay nghiên cứu, học bổng đều sẽ được Đại sứ quán thông tin đến cư dân. Đặc biệt đối với các học sinh có ý định du học Thụy Sĩ nên tham gia các sự kiện tại đây để nắm bắt nhiều hơn các thông tin hữu ích
Những dịch vụ đại sứ quán không hỗ trợ
Đại sứ quán là cơ quan đại diện giải quyết, hỗ trợ và cung cấp thông tin những không đảm bảo quyền hạn trong một số điều sau đây:
- Không đảm bảo chi trả và chịu trách nhiệm đến các chi phí liên quan sinh hoạt, tự phát sinh, ăn uống, đi lại …
- Chỉ cung cấp thông tin việc làm tại Đại sứ quán khi có, tuyệt đối không cấp giấy phép làm việc ở nước ngoài
- Tôn trọng quyết định của chính phủ nước bạn, không đại diện thay đổi hoặc giảm tránh các quyết định
- Không vì cư dân nước mình mà xử lý châm chước các vấn đề về hồ sơ
- Không có chức năng bảo lãnh
- Không cho phép bạn tham gia bầu cử khi vẫn đang sinh sống và học tập ở nước ngoài. Nếu bạn muốn tham gia bầu cử thì phải quay về Việt Nam.
Thủ tục làm Visa Thụy Sỹ
Giấy tờ hồ sơ
- Mẫu đơn xin visa (hãy liên hệ với Bridge Blue Edelweiss để lấy mẫu đơn xin visa)
- Hộ chiếu còn giá trị ít nhất từ 6 tháng trở lên trước ngày dự định sang Thụy Sĩ, có đủ số lượng trang để đóng dấu visa và còn nguyên vẹn
- Hộ chiếu cũ (nếu còn) dùng để đối chiếu khi cần thiết
- Ba bản copy của hộ chiếu trang đầu tiên (có ảnh)
- Bốn tấm ảnh chân dung gần đây (4×6). Mỗi tấm dán lên một mẫu đơn xin visa và tấm còn lại gửi kèm theo nền trắng rõ ràng, lịch sự.
Quy trình làm thủ tục
- Cư dân cần hoàn thành thủ tục nhập học do trường yêu cầu đầu tiên sau đó nộp phí ghi danh theo quy định của mỗi trường. Phí ghi danh sẽ không hoàn trả lại dù hồ sơ đậu hay rớt.
- Khi nhận được thông báo hồ sơ được chấp nhận, nhà trường sẽ gửi một lá thư thông báo đến sinh viên đã nhận số lệ phí ghi danh và giấy Chấp nhận tạm thời cùng với hoá đơn yêu cầu đóng phí đặt cọc tuỳ theo quy định mỗi trường. Lệ phí đặt cọc sẽ được trả lại hoàn toàn (100%) trong khoảng 1 tháng nếu sinh viên bị từ chối cấp visa, hoặc vì lý do khách quan bệnh tật…
- Nhà trường sẽ tiến hành xin thủ tục visa cho sinh viên tại tiểu ban mà trường trực thuộc khi nhận được tiền lệ phí. Đồng thời trong thời gian này sinh viên mang lá thư chấp nhận chính thức của trường đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Thụy Sĩ tại thủ đô Hà Nội – Việt Nam để điền 3 mẫu đơn xin cấp visa cùng với những hồ sơ cần thiết và được hẹn ngày phỏng vấn tại đại sứ quán Thụy Sĩ.
- Sau khi phỏng vấn, hồ sơ sinh viên sẽ được chuyển đến Thủ đô Bern, Thụy Sĩ (theo đường bưu điện). Ở đây sẽ phân phát hồ sơ sinh viên về mỗi tiểu ban trường trực thuộc vì tiểu ban là nơi có thẩm quyền cấp visa.
- Nếu hồ sơ được chấp nhận, tiểu ban sẽ gửi đến trường một Giấy xác nhận chính thức trong đó ghi rõ về việc chấp nhận cấp visa cho cá nhân và các chi tiết tên, tuổi, ngày tháng năm sinh…
- Khi nhận được Giấy xác nhận chính thức, nhà trường sẽ thông báo sớm nhất với sinh viên để tiếp tục hoàn thành học phí còn lại của mỗi khoá học, năm học… theo quy định của trường.
- Sau đó sinh viên phải liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam ở Hà Nội để mang nộp Hộ chiếu chính thức, vé máy bay, hoá đơn đã đóng học phí và nộp lệ phí visa để được cấp visa.
- Nếu sinh viên nộp hộ chiếu tại Hà Nội sẽ mất 5 ngày để nhận visa, tại lãnh sứ quán ở TPHCM sẽ mất khoảng 10 ngày.
- Khi đã nhận được visa, sinh viên được phép vào Thụy Sĩ theo lịch trình đặt vé.
- Cuối cùng sinh viên sẽ phải hoàn tất học phí khi được thông báo chắc chắn nhận được Visa.
Các loại giấy phép
- Loại B: Giấy phép có giá trị 1 năm và được phép gia hạn tại Thụy sĩ sau mỗi năm.
- Loại L: Giấy phép thời hạn ngắn hơn 1 năm có thể gia hạn tùy theo chương trình học tập.
- Loại Du Lịch: Ngắn hơn ba tháng do đại sứ quán Thụy sĩ tại Việt nam cấp (không được gia hạn thêm khi đến Thụy sĩ). Tất cả sinh viên nhận Visa tại Đại sứ quán Thụy sĩ bao giờ cũng có giá trị ít hơn 3 tháng và sẽ chuyển đổi sang giấy phép L hoặc B khi sang Thụy sĩ, giấy phép này có thể ra vào Thụy sĩ bất kỳ lúc nào theo thời hạn giá trị.
Lưu ý đối với các loại giấy tờ
Các giấy tờ sau đây phải nộp ba bản dịch copy công chứng (tiếng Anh, Pháp, Đức hoặc Ý) kèm theo bản gốc bao gồm:
- CV
- Bằng cấp
- Bảng điểm
- Đơn xin du học (ghi rõ lý do mục đích du học cam kết rời Thụy sĩ khi hết hạn visa + lý do đăng ký du học Thụy Sĩ và kế hoạch sau khi học xong tại Thụy Sĩ).
- Bản sao giấy khai sinh.
- Lá thư mời học hoặc Du Lịch
- Giấy chứng nhận đã nhận phí đặt cọc và phí ghi danh của trường
- Khả năng tài chính (sổ tiết kiệm từ 20.000CHF)
- Phí Visa 1.300.000 đồng Việt nam đóng khi nộp hồ sơ (60euro)
- Sinh viên đăng ký học chương trình bằng tiếng Anh, cần phải có chứng chỉ IELTS từ 5.0
Thụy Sĩ có dấu hiệu mất kiểm soát dịch bệnh Covid-19
Kể từ ngày xuất hiện ca nhiễm Corona đầu tiên vào 25/02, sau 21 ngày, con số người bệnh đã lên tới 2.200, tròng đó có 14 người chết. Dịch Corona đã giáng môt đòn nặng nề vào Thụy Sĩ – đất nước phát triển du lịch top đầu châu Âu. Nhiều lễ hội ở các địa phương bị hủy bỏ, Triển lãm ô tô quốc tế Geneva lần thứ 90 (GIMS) cũng không được phép tổ chức, nhiều trận khúc côn cầu trên băng vắng khán giả.
Để đối phó với dịch bệnh, Chín phủ Thụy Sĩ đã có lệnh đóng cửa các trường học trên toàn quốc. Thụy Sĩ vốn được biết đến là quốc gia có nhiều du học sinh nhất nhì châu Âu. Dịch bệnh, trường học đóng của không chỉ khiến chương trình học của các bạn bị chậm, nó còn khiến các bạn không thể tốt nghiệp và trở về nước trước khi visa du học Thụy Sĩ hết hạn.
Bản đồ lây nhiễm Virus Corona tại Việt Nam và thế giới:
Website: https://corona.kompa.ai/
Bản đồ lây nhiễm Covid-19 tại các khu vực Liên Bang Đức:
Website: Federal Office of Public Health FOPH
Sinh viên có thể bị từ chối visa vì các lý do khác nhau hoặc sẽ mất thời gian và chi phí do thiếu giấy tờ cần bổ sung, hồ sơ không hợp lệ, quy định đã thay đổi. Chính vì thế khi có nhu cầu làm Visa du học Thụy Sĩ cư dân cần phải cập nhật thông tin chính xác liên tục hoặc liên hệ đến các trung tâm tư vấn du học cấp cao, uy tín như VinEdu để được xử lý và hỗ trợ làm Visa dễ dàng, nhanh chóng nhất.