Hồ sơ visa du học Thụy Sĩ – Những sai lầm dễ trượt visa du học
Giấc mơ du học ở Thuỵ Sĩ đất nước của những chiếc đồng hồ đã ấp ủ trong mình từ rất lâu. Từ ngày mình vẫn còn là một cô bé học sinh Trung học. Mà các bạn cũng biết rồi đó, bố mẹ chúng ta luôn luôn sợ con cái xa bố mẹ thì sẽ khổ. Chính vì thế mà đâu có muốn cho đi du học đâu. Mà đặc biệt còn là ở tận Châu Âu, một đất nước xa xôi như Thuỵ Sĩ.
Mình đã mất 4 năm làm công tác tư tưởng cho bố mẹ mình. Phải mất thời gian rất lâu như vậy mới nhận được cái gật đầu của bố mẹ. Các bạn biết rồi đó lúc ấy trong lòng vui không cách nào tả được. Mình đặc biệt yêu thích Đại học Zurich.Với khoảng 26.000 sinh viên, Đại học Zurich là trường đại học lớn nhất ở Thụy Sĩ, với kỷ lục về số lượng chương trình học ở đất nước này.
>> Xem thêm: KHÁM PHÁ ĐẠI HỌC ZURICH- NGÔI TRƯỜNG LỚN NHẤT TẠI THỤY SĨ
Trường tiến hành giảng dạy và nghiên cứu trong một phạm vi rộng lớn hơn so với nhiều chuyên ngành ở trường ETH Zurich và EPFL, cùng với đó là cơ sở vật chất đầy đủ trên khắp cả thành phố Zurich. Trường hiện đang xếp thứ 57 theo Bảng xếp hạng đại học thế giới QS. Ngôi trường chất lượng tốt và giàu bề dày lịch sử này bất cứ ai đều muốn được học tập tại đây thôi.
Khi bố mẹ mình đồng ý cho mình đi du học rồi, thì mình bắt đầu tìm hiểu về thủ tục. Quá trình làm thủ tục quả thực rất gian nan vất vả và tốn rất nhiều thời gian. Trước thời gian nhập học khoảng 4 tháng thì mình đã bắt đầu làm thủ tục. thế mà phải tận 3 tháng sau mình mới được cấp visa.
Sau đây mình sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn một số thông tin cần biết về visa du học Thụy Sĩ:
Nội dung chính
Quy trình xin cấp visa du học Thụy Sĩ
Xin thư mời nhập học của trường bạn định đi du học
Bạn phải nộp một số hồ sơ và điền đầy đủ thông tin theo form mà trường yêu cầu rồi gửi về trường nơi bạn định du học. Sau khi trường xét duyệt nếu bạn đủ điều kiện nhập học. Lúc này trường sẽ gửi cho bạn một giấy mời nhập học tạm thời.
Đóng tiền cọc
Khi nhận được giấy mời mời học tạm thời thì bạn sẽ phải đóng học phí gọi là phí giữ chỗ cho trường. Và phí cọc mà bạn đã đóng sẽ hoàn trả 100% nếu bạn bị trượt visa hoặc trong những trường hợp bất khả kháng như bệnh tật hoặc ốm đau. Nếu bạn được cấp visa và nhập học bình thường thì khoản tiền này sẽ được khấu trừ vào khoản học phí của bạn.
Nộp hồ sơ thủ tục xin cấp visa
Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì tốt nhất cái này bạn nên nhờ trung tâm tư vấn du học. Họ có kinh nghiệm sẽ giúp bạn hoàn thiện tốt hơn. Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ du học Thụy Sĩ đúng yêu cầu bao gồm:
- 3 from theo mẫu của đại sứ quán được điền đầy đủ thông tin.
- 4 ảnh hồ sơ kích thước 4×6 với nền trắng chứ không phải nền xanh.
- Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng.
- Bằng cấp, bảng điểm cao nhất bạn đạt được.
- Chứng chỉ ngoại ngữ.
- Sơ yếu lý lịch đầy đủ.
- Thư cam kết sẽ quay trở lại Việt Nam sau khi kết thúc khóa học.
- Hồ sơ chứng minh tài chính quan trọng nhất là sổ tiết kiệm ngân hàng sau đó đến bảng lương, các tài sản có giá trị khác…
Thời gian cấp visa
Sau khi nhận được tiền học phí của bạn thì nhà trường sẽ gửi hồ sơ xin cấp visa của bạn đến Đại sứ quán. Đại sứ quán sẽ xét duyệt xem hồ sơ của bạn có đủ điều kiện không. Nếu đủ điều kiện sẽ gửi thông báo về trường. Nhà trường sẽ thông báo ngay cho bạn. Sau khi nhận được thông báo của trường thì thông thường thì bạn sẽ phải nộp hồ sơ và sổ hộ chiếu tại Hà Nội.
Nếu bạn nộp hồ sơ và phỏng vấn visa du học ở Thụy Sĩ tại Hà Nội thì thời gian sẽ nhanh hơn nộp ở Hồ Chí Minh khoảng 5 ngày.
Những sai lầm khiến bạn trượt visa du học Thụy Sĩ
Không đến đúng giờ
Nhiều bạn, đặc biệt là các bạn ở tại Hà Nội và những thành phố khác phải bay vào TPHCM nộp hồ sơ vì nhiều lý do khác nhau mà đến muộn hơn so với lịch hẹn. Đây là điều tối kỵ khiến người phỏng vấn mất thiện cảm và khó chịu với bạn. Điều này cho thấy bạn không tôn trọng người phỏng vấn, tác phong làm việc thiếu nghiêm túc. Chính bởi thế họ thấy bạn không nghiêm túc trong việc đi du học.
Tuy vậy cần lưu ý bạn không nên đến quá sớm, điều này sẽ làm bạn thấy mệt mỏi. bạn chỉ cần đến trước 15 phút để giữ tinh thần hoặc chỉnh trang phục, hít một hơi thật sâu trước khi vào nộp hồ sơ.
Trang phục không thích hợp
Trang phục cũng là yếu tố quan trọng, đặc biệt là với người Thụy Sĩ. Với họ trang phục thể hiện tính cách con người thể hiện được bạn có phải là người sạch sẽ, cẩn thận hay không. Bạn là người hướng ngoại hay hướng nội. Bạn có tôn trọng người khác và bản thân. Tất cả sẽ được thể hiện thông qua trang phục. Bạn chỉ cần mặc gọn gàng, sạch sẽ, quần âu, áo sơ mi để trong chuyên nghiệp và lịch sự.
Không hiểu về hồ sơ
Bạn nếu không tìm hiểu kỹ sẽ không biết trong hồ sơ của mình có những gì, chính điều này sẽ làm cho người nhận, xét hồ sơ không hài lòng. Khi nhận hồ sơ có thể nói rằng bạn thiếu giấy tờ nào đó để kiểm tra xem bạn có biết hồ sơ mình hay không. Bởi vậy bạn cần bình tĩnh để xử lý tình huống và trả lời.
Du học chính là bước ngoặc lớn trong cuộc đời mỗi học sinh vì thế bạn cần thực hiện tìm hiểu kỹ hồ sơ để nắm thật rõ bộ hồ sơ của mình.
Không tuân thủ checklist các loại hồ sơ phải nộp của lãnh sứ quán
Bạn khi làm hồ sơ xin visa du học Thụy Sĩ cần tuân theo checklist của tổng lãnh sứ quán Thụy Sĩ, bạn phải nộp đầy đủ hồ sơ trong checklist. Đặc biệt không nên chủ quan cho rằng hồ sơ này có thể thay cho hồ sơ khác bởi mỗi thứ mà tổng lãnh sự quán yêu cầu đều có ý nghĩa quan trọng. Hồ sơ cần được công chứng, dịch thuật cẩn thận, tránh một số sai lầm cơ bản như sau ngày tháng năm sinh, sai tên trường trong học bạ, sai thông tin cá nhân … Các giấy tờ cần xếp đúng thứ tự trong checklist hồ sơ. Đặc biệt để hồ sơ đẹp bạn có thể bổ sung thêm các giấy tờ khác ngoài checklist như giấy chứng nhận hoạt động ngoại khóa, bằng khen, chứng chỉ tiếng Đức, Pháp …
Mất bình tĩnh khi trả lời phỏng vấn
Phỏng vấn là phần quan trọng không kém trong việc xin visa du học Thụy Sĩ, bởi đã có nhiều bạn trượt visa vì phỏng vấn không tốt. Bởi thế bạn cần luyện phỏng vấn thật kỹ cũng như chuẩn bị khả năng tiếng Anh tránh trường hợp người phỏng vấn hỏi những câu ngoài các câu đã chuẩn bị.
Để cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp bạn cần giữ tinh thần bình tĩnh, thoải mái nếu lo lắng kết quả buổi phỏng vấn chắc chắn sẽ không tốt. Bạn cần nhờ đến người có kinh nghiệm và chuyên môn để luyện phỏng vấn.
Viết thư động lực không thiết phục
Một trong những giấy tờ quan trọng chính là phải nộp thư động lực. Thư cần nêu được lý do tại sao bạn chọn du học ở Thụy Sĩ, vì sao bạn chọn ngành, chọn trường. Lộ trình học tập cụ thể của bạn là gì, kế hoạch của bạn khi học xong, bạn có về nước hay không?
Ngoài ra trong thư cũng cần giới thiệu về những điểm mạnh của bản thân để bộ phận xét hồ sơ thấy được bạn có phẩm chất đạo đức và khả năng để theo học tại Thụy Sĩ.
Trên đây đã là toàn bộ kinh nghiệm xin visa du học Thụy Sĩ của mình rồi. Chúc các bạn phỏng vấn thuận lợi và sẽ thực hiện được ước mơ du học của mình nhé. Ngoài ra nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác đừng quên liên hệ với Vinedu để được giải đáp kịp thời.