Đại sứ quán Đức tại Việt Nam ở đâu? Có nhiệm vụ gì?
Từ ngày Việt Nam và Đức thành lập nên mối quan hệ ngoại giao cùng hợp tác phát triển thì thời điểm cũng chính là lúc cơ hội giao lưu, học tập cũng như sinh sống, làm việc và du lịch qua lại giữa đôi bên trở nên nhiều hơn. Chính vì thế mà hiện nay nhu cầu làm visa đi Đức tại Đại sứ quán Đức cũng đang thu hút sự quan tâm lớn nhất là thủ tục làm Visa tại đây.
Nội dung chính
Quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Đức
Ngày 23/9/1975, Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Cộng hòa Liên bang Đức (BRD) đã thành lập nên quan hệ ngoại giao gắn kết từ đây. Tuy nhiên trước đó, Việt Nam và Đức cũng đã lập quan hệ ngoại giao và có quan hệ tốt đẹp từ ngày 03/02/1955.
Tính đến tháng 10/2016, mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức được mở rộng và khẳng định tốt đẹp thông qua việc có khoảng 130.000 người Việt Nam và người Đức gốc Việt sinh sống, trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức. Còn ở tại Việt Nam ước tính đã có khoảng 100.000 người biết nói tiếng Đức đang sinh sống và làm việc.
Về kinh tế
- Đức hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm khoảng 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Năm 2011, tổng giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt 5,564 tỷ USD, tăng 35,2% so với năm 2010
- Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 8,92 tỷ USD (tăng 14% so với 2014)
- Kim ngạch thương mại hai chiều 9 tháng đầu năm 2016 đạt 6,4 tỷ USD
Về du lịch
Đức được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng nhất của du lịch Việt Nam với số lượng khoảng trên dưới 100.000 lượt khách/năm thăm Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2015, con số này đạt 149.079 lượt khách.
Về giáo dục
Du học sinh Việt Nam tại Đức hiện nay cũng đang tăng cao hơn và không có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt, tại Việt Nam, trường Đại học Việt-Đức đầu tiên đã được khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 2008
Về y tế
Sự phát triển đặt dấu ấn lớn về y tế hợp tác của hai nước được thể hiện cụ thể ở công trình xây dựng Bệnh viện Việt Đức tại Việt Nam đã được thành lâp từ năm 1958
Về hợp tác ngoại giao
Đức và Việt Nam đã ký khá nhiều các hợp tác như:
- Hiệp định hợp tác Văn hóa (1990)
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1993)
- Hiệp định hợp tác hàng không (1994)
- Hiệp định hợp tác hàng hải (1995)
- Hiệp định nhận công dân trở lại (1995)
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (1996)
- Hiệp định Hợp tác Khoa học-Kỹ thuật (1999)
Đại sứ quán Đức là gì?
Đại sứ quán Đức là cơ quan đại diện cho chính phủ Đức đặt tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Một Đại sứ quán được xây dựng và thành lập dựa trên mối quan hệ giao thương, hợp tác mọi mặt về chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế… của hai nước. Nơi đây cung cấp mọi thông tin cho cư dân nước bạn cũng như cư dân nước mình tại nước bạn.
Đại sứ quán luôn đặt tại thủ đô chính vì thế mà Đại sứ quán Việt Nam cũng đặt tại thủ đô của Đức.
Đại sứ quán Đức tại Việt Nam
- Địa chỉ: 29 Trần Phú, Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: 84-04-38453836/7/43;0245/38430246
- Fax: 84-04-38453838/38439969
- Email: [email protected]
Đại sứ quán Việt Nam tại Đức
- Địa chỉ: Elsenstrasse 03, 12435 Berlin-Treptow
- Điện thoại: +49-30-53630108/+49-1718387246
- Fax: +49-30-53630200
- Email: [email protected]; [email protected]
Đại sứ quán Đức có chức năng gì?
Cung cấp thông tin và quảng bá hình ảnh đất nước
Đại sứ quán Đức đặt tại một quốc gia như Việt Nam, điều đầu tiên nhằm thể hiện mối quan hệ ngoại giao hòa bình giữa đôi bên thể hiện rõ qua sự tôn trọng và trịnh trọng đặt có quan chức năng đại diện cho chính phủ Đức đặt tại thủ đô của Việt Nam.
Bên cạnh đó nhằm quảng bá hình ảnh, thông tin về nền văn hóa, con người, giáo dục, kinh tế, chính trị đến với người dân Việt Nam. Đồng thời cung cấp mọi thông tin cần thiết và hỗ trợ kịp thời cho cư dân Đức đang ở Việt Nam
Đại diện quyền lợi cho cư dân
Đại sứ quán Đức tại Việt Nam chính là cơ quan đại diện thay mặt cho chính phủ Đức đảm bảo các quyền lợi cho tất cả cư dân Pháp đang làm việc, sinh sống và học tập tại Việt Nam. Cũng như đảm bảo quyền lợi cho cư dân Việt Nam đang định cư và sinh sống tại Đức.
Liên hệ giữa hai bên
Đại sứ quán Đức tại Việt Nam chính là địa chỉ liên lạc hợp pháp cho cư dân Đức nếu gặp bất cứ sự cố, rủi ro hay bất trắc gì xảy ra tại đất nước Việt Nam. Đồng thời đây cũng là nơi cung cấp các thông tin, liên lạc về văn hóa, kinh tế, học tập cũng như những thông tin cơ bản về Việt Nam
Cấp Visa Đức
Là nơi cung cấp duy nhất đủ thẩm quyền về Visa, hồ sơ thị thực cho người dân Việt Nam khi họ có ý định cư trú, học tập hay làm việc tại Đức cũng như cho những người thuộc các quốc tịch bắt buộc phải có thị thực nhập cảnh khi đến nước đó.
Cung cấp thông tin về giáo dục
Đại sứ quán Đức là đại diện cho Đức cung cấp mọi thông tin liên quan đến hệ thống giáo dục tại Đức cho Việt Nam một cách chính xác và đầy đủ nhất. Các thông tin có thể là các trường đại học, cao đẳng, các chương trình học bổng, miễn giảm học phí, điều kiện theo học …
Những vấn đề Đại sứ quán Đức không giải quyết
Bên cạnh những sự hỗ trợ cũng như cung cấp thông tin cho người dân Đức tại Đại sứ quán ở Việt Nam thì cũng sẽ có những nguyên tắc bất di bất dịch tuyệt đối không hỗ trợ như:
- Các hóa đơn, chi phí tự phát sinh liên quan đến ăn uống, ở, giao thông đi lại Đại sứ quán sẽ không chi trả
- Không cung cấp công việc hoặc giấy phép làm việc ở nước ngoài;
- Các quyết định được đề bạt tại nước chủ nhà Đại sứ quán sẽ không có quyền thay đổi và quyết định
- Không thể gia hạn thời gian lưu trú của bạn khi bạn đang ở nước ngoài;
- Đại sứ quán tuyệt đối không chứa chấp, bao che hay che giấu tội phạm nước mình hay nước bạn
- Không châm chước xử lý các trường hợp hồ sơ thiếu hợp lệ;
- Không cho phép bạn tham gia bầu cử khi vẫn đang sinh sống và học tập ở nước ngoài. Nếu bạn muốn tham gia bầu cử thì phải quay về Việt Nam.
Thủ tục xin Visa du học Đức tại Đại sứ quán
Bất cứ học sinh/sinh viên Việt Nam nào muốn học đại học ở Đức trước tiên đều phải gửi hồ sơ đến bộ phận kiểm tra học vấn (APS). Sau khi thẩm tra hồ sơ, APS sẽ thực hiện cấp một chứng nhận hoặc chứng chỉ cho người dân. Chứng nhận hoặc chứng chỉ này là điều kiện để xét duyệt hồ sơ xin thị thực đi học tiếng Đức trước khi học đại học, đi học dự bị đại học hoặc nhập học đại học tại Đức.
Giấy tờ cần nộp
- Hộ chiếu có giá trị
- Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học
- Hai bản Đơn xin thị thực dài hạn khai đầy đủ (Nộp bản gốc và hai bản photo những giấy tờ sau. Những giấy tờ này đều photo thành hai bộ hồ sơ đầy đủ. Sau khi xét duyệt xong hồ sơ sẽ nhận lại các bản gốc. Các loại giấy tờ tiếng Việt đều phải dịch thuật sang Tiếng Đức trừ giấy tờ mặc định tiếng Anh.)
- Giấy báo nhập học (có điều kiện) của một trường đại học Đức hoặc
- Giấy chứng nhận đã xin nhập học hoặc thông báo cuối cùng“ của ASSIST hoặc Giấy chứng nhận đã đăng ký một suất học hoặc
- Giấy báo dự kỳ thi đầu vào của một trường dự bị đại học
- Trường hợp cần thiết nộp thêm chứng nhận đã đăng ký học một khóa tiếng Đức để chuẩn bị học đại học
- Chứng chỉ hoặc chứng nhận của APS
- Lý lịch theo trình tự thời gian liên tục
- Trình bày quá trình đào tạo hoặc nghề nghiệp cho đến nay
- Một bản trình bày động cơ
- Tự viết trình bày động cơ đối với dự định du học
Trình độ ngoại ngữ
Bạn cần phải chứng minh trình độ hiện có đối với ngôn ngữ dùng trong giảng dạy:
Ít nhất tương đương với bậc B1 theo Khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của châu u, nếu giấy nhập học không nêu việc có đầy đủ trình độ ngôn ngữ là điều kiện để nhập học bạn có thể thi bậc B1 tại Viện Goethe.
Lưu ý: Để theo học các khóa học tiếng trước khi học đại học, cũng phải có trình độ tiếng Đức ít nhất là bậc A2.
Chứng minh khả năng tài chính
Bạn cần phải chứng minh được khả năng tài chính bản thân có thể đủ chi trả cho việc học tập và sinh sống tại Đức ít nhất ở thời gian đầu cho 1 năm ít nhất 853 Euro một tháng (cho đến ngày 31/08/2019 vẫn chấp nhận giấy tờ chứng minh khả năng tài chính ở mức 720 Euro một tháng).
Phải có bằng chứng về khả năng tài chính trước cho một năm, có nghĩa phải chứng minh được là có 10236 Euro (hay 8640 Euro cho đến ngày 31/08/2019).
Bạn có thể chứng minh tài chính thông qua các loại giấy tờ sau:
- Giấy cam kết theo quy định của điều 66, 68 Luật cư trú: Chứng minh người thứ ba đảm nhận chi phí liên quan đến mục đích lưu trú bằng Giấy cam kết bảo lãnh theo mẫu quốc gia (Hỏi thông tin chi tiết tại cơ quan ngoại kiều nơi cư trú của người đứng ra cam kết – người cam kết cư trú lâu dài ở nước ngoài có thể đến viết cam kết tại cơ quan đại diện của Đức có thẩm quyền đối với nơi cư trú của người đó)
- Mở một tài khoản phong tỏa: Trong quá trình xin cấp thị thực có thể chứng minh khả năng trang trải chi phí sinh hoạt bằng cách mở tài khoản phong tỏa. Bạn sẽ được tự lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản. Theo thông tin hiện nay Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán biết thì tại Việt Nam có thể mở tài khoản phong tỏa như yêu cầu của thủ tục thị thực tại các ngân hàng trong danh sách sau đây: Vietin Bank. Danh sách các ngân hàng cung cấp dịch vụ này trên toàn cầu có trên trang chủ của Bộ Ngoại giao Đức)
- Học bổng: Văn bản chứng nhận cấp học bổng với mức học bổng đủ cao
Lưu ý quan trọng: Trong từng trường hợp có thể chúng tôi cần Quý vị nộp thêm những giấy tờ khác để ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực của Quý vị.
Chứng nhận có bảo hiểm y tế
Bạn phải xuất trình chứng nhận này nếu thị thực có thể được cấp. Phòng thị thực sẽ thông báo bằng điện thoại cho bạn.
Một số lưu ý xin Visa du học Đức
- Trong bài phỏng vấn cũng như giấy tờ cung cấp cho đại sứ quán cần trung thực, minh bạch và đúng trọng tâm, ăn mặc lịch sự khi đi phỏng vấn cũng như ảnh thẻ phải đủ, đúng tác phong nghiêm chỉnh
- Các giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch tiếng Đức, có xác nhận dịch thuật
- Phải luôn mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu khi có yêu cầu.
- Chi phí xin visa đi Đức phải được nộp đầy đủ theo yêu cầu và hướng dẫn từ cán bộ Lãnh sự. Lệ phí khi nộp này sẽ không hoàn trả dù hồ sơ của bạn đậu hay rớt
Lời khuyên trong phỏng vấn visa đi Đức
- Bạn nên đến sớm hơn trong lịch hẹn phỏng vấn tầm 15 – 20 phút.
- Ăn mặc kín đáo, lịch sự để gây ấn tượng với nhà phỏng vấn
- Cần trả lời ngắn gọn và đúng trọng tâm câu hỏi, đặc biệt là phải trung thực. Nếu bạn chưa nghe rõ câu hỏi thì nên hỏi lại để tránh việc trả lời sai.
Đức vẫn nắm quyền kiểm soát trong cuộc chiến dịch Corona
Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lây lan. Nghiêm trọng hơn, dịch bệnh đang lây lan mạnh mẽ tại châu Âu – nơi có nhiều hoạt động tôn giáo, sự kiện thể thao và người dân được phép tự do đi lại quanh EU.
Đức xếp thứ 4 trong danh sách các nước châu Âu có nhiều ca mắc Corona nhiều nhất với hơn 1.170 người. Tuy nhiên, trái với biểu hiện mất kiểm soát như Hàn Quốc hay Italy, Chính phủ Đức liên tục đưa ra các phương án ứng phó nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Nổi tiếng với hệ thống y tế hiện đại, tới nay chỉ có 2 trên tổng số hơn 1.700 bệnh nhân tử vong vì Covid-19.
Bản đồ lây nhiễm Virus Corona tại Việt Nam và thế giới:
Website: https://corona.kompa.ai/
Bản đồ lây nhiễm Covid-19 tại các khu vực Liên Bang Đức:
Website: Coronavirus-Monitor
Xin visa du học Đức nói riêng hay các nước khác nói chung là việc tưởng chừng như dễ nhưng lại khá nhiều vấn đề có thể xảy ra. Trong quá trình làm có thể sẽ có những loại giấy tờ được chấp nhận và không chấp nhận mà chỉ khi đến Đại sứ quán Đức tại Việt Nam bạn mới được thông báo. Cũng như hồ sơ cần thiết gồm những gì cũng khó có thể chuẩn bị đầy đủ một lần nếu bạn ở quá xa bất lợi cho việc đi lại cũng như tốn kém chi phí.
Chính vì thế để đơn giản hóa thủ tục và tăng tỷ lệ đậu Visa bạn nên liên hệ đến các trung tâm tư vấn du học uy tín, nhiều kinh nghiệm và năm trong danh sách cho phép của Đại sứ quán có thể kể đến VinEdu.