Kinh nghiệm viết bản kế hoạch học tập làm hồ sơ xin visa du học
Thậm chí khi bạn đã xin được học bổng du học với giá trị lớn, khi bạn đã nhận được thư mời nhập học từ trường, mà bạn không xin được visa thì bạn vẫn không thể đi du học được. Vì thế hãy đọc kỹ cách làm hồ sơ xin visa du học dưới đây để trang bị cho mình những thông tin hữu ích nhất để thực sự đặt chân vào con đường du học.
Nội dung chính
Bản kế hoạch học tập- Study plan là thứ vô cùng quan trọng
Một trong những giấy tờ cần có để làm visa du học ở hầu hết các nước là bản kế hoạch học tập (Study plan). Đây là một trong những thông tin quan trọng để Lãnh sự quán chấp nhận rằng học sinh đến đất nước chỉ để du học với lộ trình rõ ràng từ trước, chứ không có ý định nhập cư bất hợp pháp bằng con đường du học. Vì vậy, study plan của bạn phải thực tế một chút, nói thẳng vào mục tiêu của mình chứ không cần “chém gió” hay rụt rè quá mức.
Không phải nước nào, tỉnh bang hay trường nào cũng bắt buộc làm Study plan, nhưng nếu nó có trong hồ sơ của bạn thì Lãnh sự quán sẽ đánh giá cao sự chuẩn bị của bạn đối với chuyên du học này. Nếu bắt buộc phải có Study plan, bạn hãy tìm hiểu kỹ quy định và xin kinh nghiệm của người đã từng làm hồ sơ để biết chính xác mình có cần làm bản kế hoạch học tập không nhé.
Về lý do chọn đất nước đó là nơi du học
Bạn không cần “tâng bốc” quá mức độ đáng sống của đất nước mà bạn muốn du học và đang xin visa đến đó, vì dù đó có là sự thật thì người khác đọc vẫn giống như bạn thực sự chưa hiểu về đất nước lá phong cho lắm. Hãy nhìn thẳng vào thực tế, đưa những lý do hực sụ bạn chọn vào plan. Ví dụ như vì an ninh an toàn, khí hậu tốt mặc dù hơi lạnh, nhiều cảnh đẹp, và quan trọng là học phí và chi phí học tập hợp lý đối với tài chính của bạn và gia đình.
Về lý do chọn ngôi trường đó
Cũng chẳng cần ca ngợi quá mức ngôi trường mà bạn chọn, vì Lãnh sự quán còn hiểu ngôi trường đó hơn cả ban. Bạn chỉ cần đưa ra lý do thực tế như có ngành học này bạn mơ ước từ lâu, có học bổng, hồ sơ nhanh gọn, được thực tập hưởng lương, chi phí sinh hoạt tốt, chỗ ở phù hợp,…
Nhưng cũng đừng thực tế quá mà chối bỏ nền giáo dục của đất nước mình đang sống, quê hương của mình. Hãy nói rằng mình muốn được học tập những thứ hiện đại và tốt đẹp, để có thể trở về làm những điều có ích hơn.
Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm gì?
Hãy nhấn mạnh mục đích có một việc làm tốt hơn sau khi hoàn thành chương trình học, bạn sẽ về nước tìm cơ hội hoặc nối nghiệp ai đó, hoặc bạn có thể học cao hơn tại đất nước mà bạn sẽ du học, tìm cơ hội việc làm tại đó. Đây là điều cốt yếu vì đó là thành quả mà bạn muốn có sau khi tốt nghiệp, nên hãy nói về nó kỹ một chút.
Trong study plan, bạn cũng sẽ điền lịch sử học vấn của mình. Hãy nếu chi tiết về cả địa chỉ trường, thành tích ngoại khóa trong năm học, cũng như kinh nghiệm làm việc nếu như bạn đăng ký học MBA
Mẫu Study plan cho bạn
Bạn có thể trình bày study plan của mình một cách đơn giản như sau (đây là Study plan gợi ý khi du học Canada):
1. GIỚI THIỆU
- Dear Sir/Madam,
- I am:
- Date Of Birth:
- ID No…Issue date…
- Issued a..
- Current resident address:
- Tel…
- To: The VISA Office
- The General Consulate of Canada in Ho Chi Minh City,Viet Nam.
- HCM, Date…
2. MỤC ĐÍCH VIẾT THƯ
- Lịch sử học tập và làm việc
- Lý do chọn Canada là nơi đặt chân do học
- Lý do chọn trường này để du học
- Lý do chọn ngành này để du học
- Kế hoạch sau khi hoàn thành chương trình học
3. KẾT LUẬN
- Thanks for spending your precious time on my personal statement
- If you need more details on my applications, please contact me with the following address:
- Name:
- Tel:
- Address:
Sincerely yours,
Ngoài Study plan, hồ sơ visa du học cần có những gì?
Đây là cái nền tảng mà bạn đã tích lũy được trước khi du học. Background của bạn quyết định bạn có nhận được thư mời nhập học từ trường hay không, và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xin visa. Ngoài nền tảng về học tập, bạn cần cung cấp các giầy tờ khác để chứng tỏ nhân thân, gia đình, điều kiện của bản thân mình. Hãy tham khảo các mục sau đây:
1. Background học tập
- Bảng điểm, học bạ, bằng tốt nghiệp
- Các chứng chỉ, chứng nhận, bằng khen
- Khả năng ngoại ngữ, chứng chỉ ngoại ngữ (thông qua Ielts, Toefl,…)
- Tình trạng hôn nhân
- Lịch sử xin visa các nước khác của bạn
2. Hồ sơ nhân thân
Những giấy tờ này chứng minh rằng bạn có lý lịch rõ ràng, chuẩn theo những gì mà Đại sứ quán yêu cầu một du học sinh đáp ứng được. Bao gồm:
- Hộ chiếu
- Giấy khai sinh
- Chứng minh nhân dân hoặc bằng lái xe
- Giấy xác nhận ghi danh của trường tại Úc
3. Nếu học sinh dưới 18 tuổi, cần các giấy tờ sắp xếp phúc lợi
- Cần cấp bằng chứng về nơi ở và các phúc lợi của học sinh khi du học
- Đề cử người giám hộ
- Thư xác nhận nơi ở và phúc lợi của trường
- Thư chấp nhận ủy quyền giám hộ của cha mẹ với người giám hộ, trong trường hợp cha mẹ không thể sang đó giám hộ cho con.
4. Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm bắt buộc phải có ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu khóa học. Bảo hiểm phải có giá trị trong suốt thời gian học.
5. Bằng chứng tài chính
- Trong hồ sơ xin visa du học, học sinh cần chứng minh tài chính để chứng tỏ mình có thể chi trả (hoặc có người chi trả) cho chi phí du học.
- Bằng chứng về việc vợ hoặc chồng hoặc phụ huynh sẽ hỗ trợ tài chính với thu nhập hàng năm tối thiểu theo quy định
- Nhiều trường không yêu cầu chứng minh tài chính, liên hệ VinEdu theo số 0972 131 212 để biết thêm chi tiết.
5. Chứng minh ngoại ngữ
- Học sinh cần chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật,…. với số điểm đáp ứng được yêu cầu tại khóa học tại quốc gia đó.
Lưu ý rằng, các thông tin khai trong hồ sơ phải thành thật
Độ chính xác của các thông tin khai xin visa không chỉ quyết định % đậu visa của bạn, mà còn ảnh hưởng đến việc xuất ngoại sau này. Tuyệt đối không được sử dụng hồ sơ giả, hay sửa số liệu khi xin visa du học Canada hay bất cứ nước nào. Kể cả những thông tin về người thân, chứng minh tài chính của người thân cũng vậy. Nếu như bạn trượt visa vì làm giả hồ sơ, thì gần như bạn sẽ không thể tiếp tục làm visa đến nước đó, và cả những nước khác. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc xin visa đi các nước của vợ/chồng bạn, con của bạn.
Những lý do trượt visa du học
Không tuân thủ quy định của Đại Sứ Quán
Mặc dù luôn được Đại Sứ Quán nhắc nhở, song vì quá để ý tới Hồ sơ và nhiều lý do khách quan khác, học sinh thường “quên” những quy định của Đại Sứ Quán dẫn đến trượt visa du học. Các quy định của Đại Sứ Quán bạn cần tuân thủ bao gồm:
- Giờ làm việc của Đại Sứ Quán
- Giờ phòng vấn
- Trang phục và tác phong không nghiêm túc khi phỏng vấn
- Mang những thiết bị cấm vào tòa nhà Đại Sứ Quán
- Không tuân thủ yêu cầu/hướng dẫn của Nhân viên Lánh sự
Sai lầm về hồ sơ
Những sai lầm thường gặp về hồ sơ như: không công chứng/dịch thuật, chủ quan nghĩ rằng hồ sơ này có thể thay thế, không nộp đủ hồ sơ,…
Một sai lầm khi làm hồ sơ du học là không sắp xếp hồ sơ theo thứ tự giấy tờ. Điều này không chỉ có tác dụng liệt kê đầy đủ giấy tờ mà còn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm khi có yêu cầu xuất trình.
Không nắm được thông tin hồ sơ
Đây là sai lầm “chết người” khi phỏng vấn visa du học. Bạn không biết trong hồ sơ có những loại giấy tờ gì. Bạn không rõ những thông tin gì được khai báo trong các mẫu đơn. Bạn được người khác sắp xếp hồ sơ và không biết giấy tờ gì ở chỗ nào. Bạn nhầm lẫn địa chỉ trường/nhà ở tại nước ngoài.
Những cái “KHÔNG” kể trên khiến bạn không nắm được thông tin hồ sơ và trả lời khác khi được hỏi phỏng vấn. Đương nhiên khi câu trả lời không trùng khớp với tờ khai, Nhân viên Lãnh sự hoàn toàn có thể đánh trượt bạn. Đến đây, dù hồ sơ của bạn có đẹp đến dâu cũng không thể xin được visa.
Những vấn đề liên quan đến việc học
Những vấn đề liên quan đến việc học bạn phải lưu ý khi phỏng vấn:
- Chọn trường du học là kết quả của một quá trình tham khảo, tính toán và lên kế họach từ trước chứ không phải ngẫu nhiên.
- Chọn trường học không phù hợp với năng lực bản thân
- Động cơ học tập rõ ràng, tại sao bạn lại chọn du học nước này chứ không phải các nước khác
- Nắm được mình sẽ học ngành gì, học những nội dung gì trong ngành này và những công việc đúng ngành trong tương lai. Câu trả lời chỉ đơn giản là tên ngành học sẽ không làm hài lòng Đại Sứ Quán
Mặc dù kế hoạch học tập (Study Plan) là nội dung cốt lõi của buổi phỏng vấn song nhiều học sinh lại không thể trả lời lưu loát vấn đề này. Bạn cần trình bày chi tiết về chương trình học để thể hiện rằng mình đã tìm hiểu về nó và đã có dự định sau khi tốt nghiệp.
Chứng minh tài chính sai cách
Ý nghĩa của việc chứng minh tài chính để đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng chi trả cho cả quá trình du học bao gồm: học phí, phí ăn ở, chi phí phát sinh,… Đương nhiên việc sở hữu nhiều tài sản cố định tại Việt Nam sẽ góp phần làm mạnh hồ sơ nhưng đó là chưa đủ. Có ích gì nếu bạn có rất nhiều bất động sản nhưng không thể giao dịch.
Bằng chứng giá trị nhất để chứng minh tài chính là một bản sao kê của ngân hàng cho thấy: dòng tiền ổn định, thu nhập đều đặn, các khoản thu nhập từ việc kinh doanh,…
Ngoại ngữ chưa tốt
Thông thường để đạt điều kiện đi du học ở các nước nói tiếng Anh, bạn cần ít nhất Ielts 5.0 cho các khóa học A level, dự bị đại học và 6.0 hệ sau đại học.Đối với du học Pháp, bạn cần có tối thiểu 350-400 TCF (hoặc DELF B2), với sinh viên học bằng tiếng Anh tại Pháp, yêu cầu tối thiểu 200đ TCF (DELF A2).
Đối với du học Nhật Bản, bạn cần chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc tương đương. Một điểm cần lưu ý là dù điểm tổng cao nhưng một trong 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có điểm quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xin visa. Nếu không tự tin với vốn ngoại ngữ của mình, tốt nhất bạn nên tham dự một số khóa học dự bị đại học hoặc dự bị thạc sĩ.
Không có kế hoạch về nước sau tốt nghiệp
Hầu hết, các nước phát triển trên thế giới đang phải gồng mình đối phó với nạn nhập cư bất hợp pháp. Nếu bạn không có một công việc tốt và cam kết về nước sau khi học xong, bạn sẽ gặp rắc rối.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học
Luôn chỉnh chu và đúng giờ
“Đầu xuôi đuôi lọt”. Ấn tượng ban đầu góp phần không nhỏ để đạt kết quá visa tốt nhất. Những lời khuyên để ghi điểm tuyệt đối khi phỏng vấn tại Đại Sứ Quán:
- Đến sớm hơn giờ hẹn 30 phút
- Mặc quần áo sáng màu, không màu mè, gọn gàng, giản dị
- Tinh thần tự tin, tươi tỉnh, bình tĩnh
- Giữ trật tự, đi nhẹ nói khẽ, ngồi ngay ngắn trong quá trình chờ đợi đến lượt
- Không nhai kẹo, hút thuốc trong quá trình phỏng vấn
- Ngữ điệu, câu trả lời mạch lạc, lưu loát, không nói quá nhanh, nói lắp, ấp úng
Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo
Một bộ hồ sơ được sắp xếp khoa học, rõ ràng sẽ giúp Nhân viên Lãnh sự dễ dàng đối chiếu thông tin khi phỏng vấn. Đặc biệt, một bộ hồ sơ hoàn hảo cả về nội dung và hình thức chắc chắn sẽ chiếm trọn cảm tình của điều tra viên. Những kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ du học tốt nhất:
- Sắp xếp và phân loại hồ sơ thành từng bộ nhỏ. Để riêng từng bộ và dùng giấy nhớ để trú thích từng loại giấy tờ trong đó:
- Bộ 1: Thư mời, hộ chiếu, hình, giấy khám sức khỏe
- Bộ 2. Giấy tờ bản chính: CMND/CCCD, Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, Lý lịch tư pháp
- Bộ 3. Giấy tờ bản sao: Hộ chiếu, CMND/CCCD, Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, Lý lịch tư pháp
- Bộ 4. Đơn xin visa, bằng cấp và giấy tờ chứng minh tài chính
- Trả lời chính xác và trung thực theo các thông tin đã khai trong hồ sơ
- Công chứng, dịch thuật đầy đủ
Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin visa
Nên lưu ý những điều sau khi xin visa:
- Luyện trả lời phỏng vấn lưu loát, nên tham khảo những câu hỏi thường gặp trong lúc phỏng vấn.
- Luôn nói “Xin chào” trước khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc mỗi vòng phỏng vấn
- Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, không lan man dài dòng
- Nhân viên lãnh sự biết tiếng Việt và có thể bất ngờ hỏi bạn bằng tiếng Việt. Đừng tỏ ra lúng túng.
- Sẽ có phiên dịch viên để dịch các câu trả lời tiếng Việt của bạn hoặc dịch các câu hỏi bằng tiếng Anh nếu bạn không hiểu.
- Không nói dối những câu hỏi mà bạn không biết, không lảng tránh hoặc thoái thác khi gặp một câu hỏi khó
- Không nên dùng từ ngữ chuyên ngành và tuyệt đối không chửi thề
- Có những khoảng lặng trong quá trình phỏng vấn, đừng tỏ ra mất tự nhiên hoặc nhìn chằm chằm vào Nhân viên lãnh sự
Làm gì khi trượt phỏng vấn visa du học
Trượt phỏng vấn visa du học là ác mộng của du học sinh. Trượt visa không chỉ đơn giản là bạn bị từ chối, nó sẽ trở thành vật cản cho những lần xin visa sau. Và cũng đừng nản lòng nếu bạn trượt visa, bạn có thể apply lại sau khoảng 3 tháng.
Việc đầu tiên nên làm khi trượt Visa du học là tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến bạn bị đánh trượt. Nguyên nhân trượt visa sẽ được Đại Sứ Quán nêu ở thư từ chối. Và trong lần xin visa sau, bạn chắc chắn phải khắc phục mọi yếu điểm từ lần xin visa trước.
Nếu trượt visa quá nhiều lần đối với một quốc gia, hãy thử tìm một chương trình khác và một quốc gia khác. Theo đánh giá, các chương trình học dự bị, học tiếng, hoặc các trương trình du học hè/tết ngắn hạn có khả năng đậu visa cao đồng thời làm đẹp hồ sơ và tăng khả năng đậu visa du học dài hạn.
Gợi ý hồ sơ xin visa du học các nước
Quốc gia | Thời gian xét duyệt | Yêu cầu chứng chỉ Tiếng Anh | Chứng minh tài chính | Ghi chú |
Anh | 2– 4 tuần | Ielts 5.0 (ielts UKVI – dành riêng cho du học Anh) | Sổ tiết kiệm khoảng 800 triệu VNĐ | Có visa nhanh từ 3-4 ngày (chi phí đắt hơn) |
Úc | 2 tuần – 2 tháng | Ielts 4.5 – 5.0 | Chứng minh tài chính và giải trình nguồn thu | ~45 trường miễn chứng minh tài chính, liên hệ VinEdu để nhận danh sách |
Canada | 2 tuần – 1 tháng | Ielts 5.0 | Không cần chứng minh tài chính (chương trình SDS) | Visa đảm bảo nếu đi diện SDS |
Mỹ | 1 ngày (phỏng vấn trực tiếp) | Không yêu cầu | Chứng minh tài chính cần giải trình nguồn thu | |
Singapore | 2 -3 tuần | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Visa đảm bảo |
Thụy Sĩ | 1 – 2 tháng | Ielts 4.5 | Sổ tiết kiệm 1-2 tỷ | Visa đảm bảo |
New Zealand | 2 tuần – 1 tháng | Ielts 5.0 | Chứng minh tài chính và giải trình nguồn thu | |
Tây Ban Nha | 3 tuần | (Đi bằng Master cần ietls 5.5) | Sổ tiết kiệm khoảng 300 triệu VNĐ | Visa đảm bảo |
Đài Loan | 2 tuần – 1 tháng | Ielts 3.0
Hoa ngữ cấp 1 |
Sổ tiết kiệm khoảng 800 triệu VNĐ | |
Bồ Đào Nha | 1 tuần | Ielts từ 6.0 | Sổ tiết kiệm tối thiểu 400 triệu | |
Pháp | 1 – 2 tuần | DELF B2 | Sổ tiết kiệm 190 triệu + học phí 1 năm đầu | |
Đức | 4 tuần | Ielts từ 6.0 | Sổ tiết kiệm 230 triệu | |
Trung Quốc | 1 tuần | HSK 4 | Sổ tiết kiệm 230 triệu |
Đó là tất cả những thông tin liên quan đến việc làm hồ sơ xin visa du học các nước, trong đó có những giấy tờ quan trọng nhất và những thủ tục cần thiết nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy trực tiếp gọi điện tới Tổ chức Giáo dục quốc tế VinEdu hotline 0972 131 212. Hoặc truy cập duhocvinedu.edu.vn để được trợ giúp.