Visa Schengen – Thị thực mạnh nhất với những quyền lợi không thể bỏ lỡ
Châu Âu là điểm đến định cư mong ước với nhiều người trên toàn thế giới. Nếu đang tìm kiếm cơ hội định cư các nước châu Âu, chắc chắn bạn không thể bỏ qua visa Schengen. Đây là thị thực có nhiều đặc quyền và được săn đón bậc nhất. Vậy khu vực Schengen là gì và gồm những nước nào? Sở hữu visa Schengen có những lợi ích gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khu vực Schengen được đặt tên theo một thị trấn nhỏ tại Luxembourg – đất nước nằm giữa Đức, Pháp,Bỉ. Mặc dù có thành viên là những nước châu Âu nhưng đừng nhầm lẫn, khối Schengen khác biệt hoàn toàn với các tổ chức như Liên minh châu Âu EU và Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.
Nội dung chính
Thông tin cơ bản về khối Schengen
- Diện tích: 4.,312.099 km2
- Dân số: 419.392.429 người
- GDP: 15.000 tỉ USD
Khối Schengen là một liên minh giữa các nước châu Âu và được ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước gọi là Hiệp ước Schengen. Hiệp ước Schengen được ký kết lần đầu vào ngày 14/06/1985 với 5 thành viên gia nhập sớm nhất là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Đức.
Đến ngày 19/06/1990, hiệp ước được thỏa thuận thống nhất và số thành viên đã tăng lên 6 với sự gia nhập của Ý. Tiếp sau đó, Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha cũng tham gia vào năm 1991. Đến ngày 26/03/1995, hiệp ước mới chính thức có hiệu lực.
Đến nay, số lượng thành viên của khối Schengen đã lên đến 26 nước. Trong đó:
Thành viên chính thức | 22 nước châu Âu thuộc khối EU: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển. |
4 thành viên ngoài EU: Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Lichtenstein | |
Các trường hợp đặc biệt | Monaco, San Marino và Thành phố Vatican đã mở biên giới với họ, nhưng không phải là thành viên của khu vực miễn thị thực. |
Azores, Madeira và Quần đảo Canary là những thành viên đặc biệt của EU và một phần của Khu vực Schengen ngay cả khi chúng nằm bên ngoài lục địa châu Âu. | |
Quốc gia không thuộc Schengen | Ireland và Vương quốc Anh vẫn duy trì sự từ chối |
Romania, Bulgaria, Croatia và Síp – được yêu cầu và đang tìm cách tham gia trong tương lai gần |
Khối Schengen có thể được so sánh với một quốc gia rộng lớn dựa trên các quy tắc chung như:
- Tự do đi lại
- Không có biên giới nội bộ giữa các quốc gia
- Tăng cường hệ thống tư pháp chung
- Hợp tác cảnh sát (Police cooperation)
Phân biệt các tổ chức EU, Eurozone và Schengen
Như đã đề cập ở trên, Schengen là một liên minh tách biệt với các tổ chức châu Âu khác như EU và Eurozone. Các thành thiên thuộc EU không đồng nghĩa cũng nằm trong khối Schengen và ngược lại. Để giúp bạn đọc phân biệt 3 tổ chức châu Âu này với nhau, chúng tôi xin đưa ra bảng thống kê sau:
Liên minh châu Âu EU | Khu vực đồng tiền chung Eurozone | Liên minh Schengen | |
Năm thành lập | 01/11/1993 | 01/01/1999 | 26/03/1995 |
Hiệp ước | Hiệp ước Maastricht | Các nước cùng sử dụng đồng Euro | Hiệp ước Schengen |
Kiểu | Hiệp hội Chính trị và Kinh tế | Liên minh tiền tệ | Khu vực biên giới mở |
Thành viên | 28 quốc gia | 19 quốc gia ( trên tổng số 28 nước EU) | 26 quốc gia (22 nước EU và 4 nước ngoài EU) |
Nội dung | Thiết lập chính sách chung về kinh tế, chính trị, phát triển địa phương. | Sử dụng đồng Euro làm tiền tệ chính thức. | Bãi bỏ hộ chiếu và tất cả các loại kiểm soát biên giới tại biên giới lẫn nhau. |
Các loại visa Schengen
Visa Schengen cho phép mọi người có quyền di chuyển tự do trên hầu hết các quốc gia ở châu Âu và bao gồm 3 loại:
- Visa Loại A (Airport Transit Visa): thị thực quá cảnh sân bay bắt buộc đối với công dân đi từ một quốc gia không thuộc Schengen tới một quốc gia không thuộc Schengen khác thông qua quá canh sân bay tại một quốc gia Schengen.
- Visa loại D: Dành cho cá nhân có nhu cầu du học hoặc làm việc tại lãnh thổ Schengen
- Visa loại C: Visa du lịch bao gồm:
- Visa nhập cảnh một lần (Single-entry visa): cho phép chủ sở hữu vào Khu vực Schengen 1 lần duy nhất trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi rời khỏi lãnh thổ Schengen, bạn không thể quay lại với loại visa này kể cả không sử dụng hết số ngày cho phép.
- Visa nhập cảnh 2 lần (Double-entry visa): cho phép chủ sở hữu vào Khu vực Schengen 2 lần trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi rời khỏi lãnh thổ Schengen lần 2, bạn không thể quay lại với loại visa này kể cả không sử dụng hết số ngày cho phép.
- Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple-entry visa): cho phép chủ sở hữu của nó đi vào và ra khỏi Khu vực Schengen bao nhiêu lần tùy thích. Dựa trên tần suất bạn di chuyển đến khu vực Schengen, bạn có thể nộp đơn và nhận được một trong các loại thị thực nhập cảnh sau đây:
- Visa nhiều năm (1 year multiple-entry visa)
- Visa 3 năm (3 year multiple-entry visa)
- Visa nhập cảnh 5 năm (5 year multiple-entry visa)
Thời gian thụ lí hồ sơ:
Thông thường, với visa ngắn hạn sẽ mất khoảng 10-15 ngày. Tuy nhiên, trường hợp phải bổ sung thêm giấy tờ hoặc các trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài đến 30 ngày, thậm chí 60 ngày. Nêu bị từ chối hồ sơ, sau 90 ngày kể từ ngày bị hồ sơ bị từ chối bạn mới có thể nộp lại.
Những đối tượng nào không bị hạn chế trong khu vực Schengen
Những đối tượng không bị hạn chế tronng khu vực Schengen là:
- Công dân Schengen
- Người có giấy phép cư trú được cấp bởi một quốc gia thuộc Khu vực Schengen.
- Công dân từ Liên minh châu Âu (EU) và từ khu vực kinh tế châu Âu
- các cá nhân không thuộc EU mà đến từ các quốc gia đủ điều kiện không phải xin Visa Schengen (Có 39 quốc gia) để đi du lịch từ 90 ngày trở xuống. Ví dụ: người Canada, Mỹ, Úc.
- Các cá nhân ngoài EU có visa Schengen hợp lệ.
Quyền lợi khi sở hữu visa Schengen
Là một trong những visa mạnh nhất thế giới, quyền lợi mà visa Schengen đem đến cho chủ nhân của nó không chỉ dừng lại ở việc tự do đi lại. Người sở hữu một trong 3 loại visa này có thể:
- Nhập cảnh vào 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen mà không phải xin visa
- Nhập cảnh Công quốc Monaco (Pháp), San Marino và Vatican (Italy), Andorra nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha
- Miễn chững minh tài chính (tối thiểu 5000 USD) khi xin visa Hàn Quốc với visa Schengen còn hạn hoặc hết hạn trong vòng 2 năm
- Tăng khả năng xin visa Anh, Mỹ, Canada
Nếu sở hữu visa Schengen Double Entry hoặc Multiple Entry, đặc quyền của bạn sẽ nhiều hơn:
- Nhập cảnh Albania, Bulgaria, Rumani, Colombia, Croatia, Cyprus, Georgia, Serbia (tối đa 90 ngày)
- Nhập cảnh Romania với điều kiện đã đóng dấu nhập cảnh vào 1 nước Schengen trước
- Nhập cảnh Montenegro (tối đa 30 ngày)
- Nhập cảnh Belarus (tối đa 5 ngày)
- Nhập cảnh Sao Tome, Principe, Bosnia, Herzegovina, Kosovo (tối đa 15 ngày)
- Nhập cảnh không cần xin visa vào Mexico với visa Multiple Entry diện du lịch và công tác (tối đa 180 ngày)
- Không cần thư mời gốc khi xin visa Thổ Nhĩ Kỳ với visa nhiều lần (Multiple)
Hồ sơ xin visa Schengen
Tùy vào loại visa bạn xin cũng như quốc gia bạn nộp hồ sơ xin visa Schengen mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về thủ tục. Những giấy tờ cơ bản cho hồ sơ như sau:
- Hộ khẩu: photo công chứng gồm 16 trang kể cả trang trắng
- Hộ chiếu: Còn ít nhất 02 tháng, còn hạn ít nhất 03 tháng kể từ bạn xuất cảnh khỏi Pháp hoặc 1 trong các nước Schengen
- Mẫu đơn : tiếng Anh
- 02 ảnh 3,5 cm x 4,5 cm (nền trắng, chụp không quá 03 tháng)
- Chứng minh thu nhập : Bảng sao kê lượng 03 tháng gần nhất (có xác nhận ngân hàng nếu có), các khoản thu khác từ việc cho thuê nhà, căn hộ
- Chứng minh tài chính, tài sản: Các loại tài sản như sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, các tài sản có giá trị khác như sổ đỏ nhà cửa, cổ phần, cổ phiếu,..
- Photo thẻ tín dụng quốc tế (Credit Card): không bắt buộc
- Chứng minh nghề nghiệp:
- Hợp đồng lao động bản sao (nên dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Pháp và có dấu công chứng, chứng thực công ty)
- Giấy xin nghỉ phép: Có dấu chứng thực của công ty, ghi rõ cam kết sẽ quay lại công ty làm việc chứ không trốn luôn ở bên Châu Âu làm việc. Nếu có thể thì cung cấp thư từ, email xin nghỉ phép trao đổi với sếp của mình, tăng thêm phần tin tưởng cho LSQ
- Đối với những người tự làm chủ: Một bản sao giấy phép kinh doanh của bạn., Báo cáo ngân hàng của công ty trong 6 tháng gần nhất. Khai thuế thu nhập (ITR).
- Giải trình lịch trình chi tiết: Giải trình mục đích du lịch kèm theo một bản ghi chi tiết những nơi bạn sẽ đến, khách sạn bạn sẽ ở, và đi lại bằng phương tiện gì?,..v..v..
- Giấy xác nhận booking vé máy bay (có khứ hồi từ sân bay Pháp hoặc 1 trong các nước thuộc khối Schengen) đây chỉ là giấy xác nhận chưa phải trả tiền bạn không nên xuất vé luôn tránh tình trạng tốn tiền mua vé máy bay rồi mà không xin được visa hay thời gian chậm trễ hơn.
- Giấy xác nhận đặt phòng
- Một khách sạn / ký túc xá.
- Một hợp đồng cho thuê nhà.
- Một thư mời từ một chủ nhà tại nhà mà bạn sẽ ở.
- Bảo hiểm đi lại quốc tế:
- Lệ phí visa trả 60 EUR cho người lớn và 35 EUR cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
Những đối tượng đặc biệt
Dành cho sinh viên:
- Hồ sơ cho việc tuyển sinh.
- Không có thư phản đối từ trường học hoặc trường đại học.
Đối với người về hưu:
Tuyên bố hưu trí của 6 tháng gần nhất.
Nếu thất nghiệp và kết hôn với một công dân EU:
- Xác nhận thư Việc làm, không quá ba tháng, từ chủ lao động của người phối ngẫu của họ nêu rõ vị trí được giữ trong công ty cũng như ngày bắt đầu.
- Hộ chiếu hợp lệ của vợ / chồng.
- Giấy chứng nhận kết hôn chính thức.
Người chưa đủ tuổi thành niên
- Giấy khai sinh của trẻ vị thành niên.
- Mẫu đơn có chữ ký của cả hai phụ huynh.
- Lệnh của tòa án gia đình – trong trường hợp chỉ có một cha mẹ có toàn quyền nuôi con.
- Bản sao công chứng ID / hộ chiếu của cả bố và mẹ.
- Giấy ủy quyền có công chứng của cha mẹ có chữ ký của cả cha mẹ / người giám hộ nếu trẻ vị thành niên sẽ đi du lịch một mình.
Các nước dễ xin thị thực Schengen nhất
Theo quy định, bạn cần xin visa Schengen tại nước mà bạn có kế hoạch lưu trú lâu nhất hoặc đến đầu tiên. Thống kê cho thấy tỷ lệ đậu cao nhất đến từ các hồ sơ xin visa Schengen vào các nước Pháp, Đức, Ý, Hà, Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha… Hẳn nhiên so sánh này là tương đối vì số lượng hồ sơ xin visa vào mỗi nước khác nhau.
Cụ thể, đứng đầu tốp 10 nước trong khối có đặt cơ quan ngoại giao tại Việt Nam có số đơn xin visa Schengen nộp vào nhiều nhất năm 2017 lần lượt là Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bỉ, Na Uy, Áo,…
Trên đây là những thông tin tổng quát về visa Schengen. Nếu có bất kỳ thắc mắc về điều kiện và hồ sơ định cư khu vực này, vui lòng liên hệ trực tiếp với VinEdu qua số hotline: 097 213 12 12.