Du học nghề New Zealand 2020: Cơ hội định cư trong tầm tay
Chúc mừng các sĩ tử đã suất sắc vượt qua Kỳ thi THPT quốc gia. Các bạn xứng đáng được dành tặng một lời khen dành cho sự cố gắng của mình. Dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa, vẫn còn nhiều hướng đi triển vọng, hứa hẹn nhiều cơ hội dành cho các bạn ở phía trước. Nếu bạn đang tìm kiếm một hình thức học tập có tính ứng dụng cao, thời gian ngắn, ít tốn kém chi phí và có việc làm ổn định trong tương lai, du học nghề là lựa chọn không tồi. Cùng VinEdu tìm hiểu những thông tin hữu ích về du học nghề New Zealand qua bài viết sau.
New Zealand – Quê hương của quả Kiwi – quốc đảo với những cảnh đẹp nức lòng và cuộc sống văn minh, hiện đại.Nổi tiếng với hệ thống giáo dục toàn diện chất lượng cao, chương trình giảng dạy tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại, New Zealand là một điểm đến đầy thu hút đối với du học sinh Việt Nam và quốc tế.
Du học sinh quyết định theo đuổi việc du học tại New Zealand sẽ có những hỗ trợ rất tốt từ chính phủ, đặc biệt là có nhiều cơ hội học tập với các khóa học và ngành học phong phú đa dạng được giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, trường dạy nghề, viện kỹ thuật.
Nội dung chính
Những lý do nên du học nghề tại New Zealand
Kỹ năng thực tiễn cao khi du học nghề
Nếu bạn cảm thấy không phù hợp với chương trình dài và lượng kiến thức lớn như đại học, hãy tham khảo hình thức du học nghề. Học lý thuyết luôn song hành với thực hành tại hiền trường. Hơn nữa việc học tập chủ yếu đi sâu vào đào tạo kỹ năng chứ không phải lý thuyết nghiên cứu. Du học nghề hoàn toàn phù hợp với một người năng động và thích tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong công việc như bạn.
Có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp
Vì đặc trưng của đào tạo nghề, sở hữu một tấm bằng tốt nghiệp trong tay đồng nghĩa với việc bạn đã có cho mình hầu hết các kỹ năng kinh nghiệm nền tảng để sãn sàng vào làm cho một doanh nghiệp. Chứng chỉ nghề là minh chứng cho người thợ thạo việc. Đây cũng là lý do các nhà tuyển dụng luôn ưu ái những du học sinh tốt nghiệp trường nghề hơn là cử nhân đại học. Họ hài lòng về tốc độ thích nghi với công việc mà không tốn nhiều thời gian đào tạo bạn từ những việc cơ bản. Nếu không tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp, đừng lo lắng, bạn được phép tự động ở lại tìm việc trong thời gian 1-2 năm sau khi học xong tùy chương trình.
Bạn vẫn có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ sau khi tốt nghiệp trường nghề
Du học nghề New Zealand có thể được coi như một bước chuyển tiếp dành cho bạn. Đây là quá trình giúp bạn tích lũy kiền thức và khả năng tài chính để sẵn sàng cho bậc học cao hơn. Có rất nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành tại các trường đại học công lập. Học phí cũng rất hợp lý, đặc biệt là khi bạn đã có công việc và thu nhập tương đối ổn định sau khi tốt nghiệp trường nghề trong tay. Tiến tới những bậc học hoặc ngành học khác trong tương lai là điều hoàn toàn có thể.
New Zealand là quốc gia phát triển với chất lượng đào tạo tay nghề đáng tin cậy
Cùng với Úc, New Zealand là đất nước phát triển bậc nhất tại châu Úc. Các chỉ số về con người , nghề nghiệp và an ninh- chính trị tại quốc gia này đều nằm ở mức ổn định. Đặc biệt, những phúc lợi xã hội và chính sách cho công dân mang quốc tịch New Zealand cũng là điều mà nhiều người mong muốn.
Thời gian học ngắn, thực tập có lương
Để hoàn tất một bậc học, với Đại học, bạn phải mất khoảng 4 – 5 năm tùy ngành. Tuy nhiên với du học nghề, thời gian đào tạo là 6 tháng- 2 năm, chỉ bằng một nửa so với chương trình cử nhân đại học. Đặc biệt bạn còn được làm thêm và có thể đi làm sau 2 tháng nhập học. Một ưu điểm khác của du học nghề New Zealand là thực tập sinh được trả lương 3.000 – 4.500 NZD/tháng đối với các ngành quản trị khác sạn, nhà hàng, du lịch, đầu bếp,… Với số tiền này, bạn hoàn toàn có thể tự chi trả mọi khoản tiền dùng trong học tập, sinh hoạt thường ngày.
Có nhiều học bổng toàn phần dành cho du học sinh
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam có cơ hội du học nghề và giảm gánh nặng chi phí, nhiều trường tại đạo tạo dạy nghề cho sinh viên quốc tế New Zealand đưa ra nhiều chương trình học bổng hấp dẫn. Trong đó, tiêu biểu là các chương trình tiếng Anh chuyển tiếp, các gói học bổng từ 50% đến 100% học phí. Đây cũng là ưu điểm khiến du học nghề New Zealand ngày càng thu hút đông đảo học sinh, sinh viên quốc tế.
Chương trình đào tạo du học nghề New Zealand
Các chương trình đào tạo
Du học nghề New Zealand có nhiều điểm tương đồng với Úc. Các chương trình đào tạo bạn có thể lựa chọn bao gồm:
- Chứng chỉ nghề I (Certificate): từ 4-6 tháng
- Chứng chỉ nghề II & III: từ 4-6 tháng
- Chứng chỉ nghề IV: từ 4-6 tháng
- Cao đẳng: từ 1-2 năm
- Cao đẳng nâng cao: từ 1,5-2 năm
- Chứng chỉ/ Bằng sau đại học (Posgraduate Diploma): 1 năm
Lộ trình du học nghề New Zealand
- Hết lớp 11 tại VN: học chứng chỉ nghề 3 sau đó học lên chứng chỉ nghề 4 hoặc cao đẳng=> cao đẳng nâng cao=> cử nhân nếu muốn. Riêng NZ, rất ít trường nghề nhận học sinh hết 11;
- Hết lớp 12 tại VN: học chứng chỉ nghề 4 hoặc cao đẳng, hoặc cao đẳng nâng cao- tùy chọn => cử nhân nếu muốn hoặc chỉ dừng lại ở cao đẳng/ cao đẳng nâng cao. Học sinh cũng có thể học các chương trình cử nhân tại những trường có đào tạo cử nhân;
- Sinh viên TN đại học tại VN có thể học chương trình sau đại học (postgraduate certificate/diploma) hoặc master tại những trường nghề có đào tạo.
Quy định về làm thêm và định cư khi du học nghề New Zealand
- Sinh viên được làm thêm 20h/ tuần khi đang học và làm toàn thời gian trong các kỳ nghỉ lễ;
- Được ở lại 02 năm nếu tốt nghiệp các khóa học level 4-6 và các khóa học không cấp bằng level 7 ngoài khu vực Auckland và 01 năm nếu trong khu vực Auckland;
- Sinh viên được làm và định cư theo dạng tay nghề khi đủ điều kiện.
- Cơ hội định cư sau 2-3 năm làm việc tại Úc, New Zealand hoặc nước khác.
Điều kiện du học nghề New Zealand
- Tốt nghiệp lớp THPT trở lên.
- Trình độ tiếng Anh: IELTS tối thiểu 5.5
- Học lực khá trở lên.
- Đủ khả năng tài chính khi học tại New Zealand
- Có thái độ học tập tốt
- Lý lịch trong sạch
- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm
- Có đủ tiền ở Zealand (với tên bạn hay người thay mặt cho bạn).
- Có người chịu trả tiền nhà ở và sinh hoạt phí cho bạn (phải chứng minh điều này trước khi bạn đi New Zealand)
- Được một người New Zealand tài trợ tiền nhà ở và sinh hoạt phí.
- Được một cơ quan của chính phủ ở New Zealand tài trợ qua chương trình hỗ trợ.
- Yêu cầu đối với khóa học ngắn hơn 9 tháng
- NZ$1000/ tháng trong toàn bộ thời gian lưu trú tại New Zealand.
- NZ$400/tháng, nếu bạn đã trả hết tiền thuê nhà (bạn sẽ phải chứng tỏ điều này trước khi bạn sang New Zealand)
- Một bức thư từ cơ sở đào tạo của bạn nói rằng tiền thuê nhà và tiền sinh hoạt phí đã bao gồm trọn gói trong tiền học phí mà bạn đã trả rồi
Bằng chứng của khoản tiền trên có thể để dưới dạng tiền mặt, séc du lịch, hối phiếu ngân hàng hoặc một thẻ tín dụng quốc tế có số tín dụng đủ đáp ứng nhu cầu về số tiền sinh sống và thuê nhà tại New Zealand.
Hồ sơ đăng ký du học nghề New Zealand
- Học bạ/ bảng điểm của 2 năm học gần nhất;
- Bằng tốt nghiệp hoặc xác nhận tốt nghiệp tạm thời;
- Chứng chỉ tiếng Anh- nếu đã có;
- Hộ chiếu;
- Work CV- nếu apply chương trình sau đại học;
- Các thành tích học tập, hoạt động ngoại khác- nếu muốn xin học bổng.
Chi phí du học nghề New Zealand
- Trung cấp, cao đẳng: 12.000 – 20.000 NZD/năm
- Đại học: 18.000 -22.000 NZD/năm
- Đào tạo sau đại học: 25.000 NZD/năm
- Chi phí sinh hoạt: 11.000 – 15.000 NZD/năm
- Phí nhà ở/ký túc xá: 7.000 – 11.000 NZD/năm
Để các bạn có cái nhìn khách quan hơn về phân bổ ngành nghề định cư trên thế giới, VinEdu gửi đến bạn một số thông tin về các ngành nghề được dự báo sẽ hot nhất trong tương lai. Dưới đây là danh sách 20 công việc được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong thập kỷ tới từ cục thống kê lao động Mỹ 2010 – 2020.
Top 7 ngành triển vọng khi du hoc nghề New Zealand
Ngành sư phạm
Ngành sư phạm được đánh giá là nghề nghiệp lớn nhất, không chỉ ở New Zealand mà trên toàn thế giới, với lực lượng lao động lớn nhất, nhu cầu về giáo viên là vô tận. Xã hội luôn cần và dành sự tôn trọng dành cho những người làm trong ngành giáo dục, giảng dạy, giáo viên là ngành nghề ổn định cao quý và luôn đáng tự hào.
Hiện nay New Zealand đang là nước có dân số trẻ, dân số tăng nhanh, lượng giáo viên cấp 1 và cấp 2 đang cần tăng cường vì số lượng giáo viên đang đến tuổi nghỉ hưu cao. Đặc biệt thiếu giáo viên trong các môn Lý, Hóa, Toán, và IT Công nghệ ở bậc Trung học, và sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp này được ưu tiên tuyển chọn trên toàn NZ.
Sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể xin việc tại NZ, dưới đây là thông tin tham khảo về mức lương trung bình của nghề sư phạm tại New Zealand phụ thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm (2019)
Mới ra trường | 2-6 năm kinh nghiệm | Trên 6 năm kinh nghiệm | |
Mầm non | 48,000 – 52,000/năm | 52,000 – 71,000/năm | 71,000 – 80,000/năm |
Tiểu học | 48,000 – 52,000/năm | 52,000 – 71,000/năm | 71,000 – 80,000/năm |
Trung học | 52,000 – 57,000/năm | 57,000 – 75,000/năm | 75,000 – 80,000/năm |
Giáo viên mầm non
- Giảng dạy tại các cơ sở mầm non, cơ sở chăm sóc trẻ chưa đến tuổi đi học
- Đặc biệt yêu trẻ, chăm sóc, hướng dấn trẻ ở độ tuổi nhỏ 1 – 5 tuổi
- Có 15 tuần thực hành trực tiếp tại các cơ sở mầm non
- Cần làm đánh giá đọc hiểu
Để trở thành giáo viên mầm non bạn cần:
- Nếu tốt nghiệp bậc THPT tại Việt Nam, học sinh cần theo học khóa cử nhân 3 năm Bachelor of Teaching and Learning Bachelor of Teaching and Learning (Early Childhood)
- Nếu đã có bằng Đại học thì học sinh cần học thêm 1 năm Graduate Diploma in Teaching and Learning Early Childhood Graduate Diploma in Teaching and Learning (Early Childhood)
- Nếu có bằng Đại học (bất kỳ) với hơn 300 tín chỉ điểm B+ thì học sinh có thể học thêm 1 năm Master in Teaching and Learning
Giáo viên tiểu học
- Giảng dạy học sinh lớp 1 – 8 (trong độ tuổi 5 – 13)
- Giảng dạy tất cả các môn tại trường học
- Cần làm thêm đánh giá đọc hiểu và số học
Để trở thành giáo viên tiểu học bạn cần:
- Nếu tốt nghiệp bậc THPT, bạn nên đăng ký học khóa cử nhân Bachelor of Teaching and Learning 3 Bachelor of Teaching and Learning (Primary)
- Nếu đã có bằng Đại Học thì bạn cần học thêm 1 năm khóa Graduate Diploma in Teaching and Learning (Primary) Graduate Diploma in Teaching and Learning (Primary)
- Nếu đã có bằng Đại học với hơn 300 tín chỉ điểm B+ bạn có thể học 1 năm khóa Master in Teaching and Learning.
Giáo viên trung học
- Giảng dạy học sinh lớp 7 – 13 (tuổi 11 – 18)
- Giảng dạy 1 – 2 môn chuyên sâu
- Cần làm thêm đánh giá đọc hiểu
Để trở thành giáo viên trung học bạn cần:
- Nếu đã có bằng Đại học với 300 tín chỉ 1 môn học trong hệ thống giáo dục NZ thì học sinh cần học 1 năm Graduate Diploma in Teaching and Learning (Secondary) Graduate Diploma in Teaching and Learning (Secondary)
- Nếu có bằng Đại học với hơn 300 tín chỉ điểm B+ học sinh cần học 1 năm Master in Teaching and Learning
Du học nghề New Zealand ngành y tá – Điều dưỡng
Y tá – Điều dưỡng và những ngành nghề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại New Zealand được dụ báo sẽ thiếu nhân lưu trầm trọng tại New Zealand. Lý do giải thích cho vấn đề này là tầm quan trọng của sức khỏe và các dịch vụ y tế chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, kinh tế – xã hội, an ninh quốc – phòng của đất nước. Mặt khác, New Zealand cũng là nước có dân số già.
Các điều dưỡng viên trong độ tuổi nghỉ hưu ngày càng nhiều, số lượng nhân lực ít đi trong khi người cao tuổi và bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe ngày một tăng. Du học nghề điều dưỡng tại New Zealand là lựa chọn hoàn hảo, tạo cơ hội định cư lâu dài sau này.
- Nhu cầu nhân lực: cần 25.000 điều dưỡng vào năm 2030
- Thu nhập trung bình:
- 54.000 – 68.000 USD/năm – nếu đạt 3 – 5 năm kinh nghiệm
- 68.000 – 114.000 USD/năm – cho điều dưỡng viên cao cấp
Kỹ sư Y sinh – nông nghiệp
Ở New Zealand nông nghiệp và lâm nghiệp tạo ra gần hai phần ba thu nhập xuất khẩu hàng hóa của quốc gia và sử dụng gần 11% tổng lực lượng lao động toàn quốc. Cùng với ngành thủy sản và các ngành liên quan, quốc gia này đã tạo ra 44,6% tổng thương mại ở ngoài nước trong năm tính đến nay và sử dụng trên 141.400 người hoặc trên 6% tổng lực lượng lao động toàn quốc.
Bên cạnh đó, New Zealand cũng là quốc gia rất phát triển về lĩnh vực công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Do đó, nhiều du học sinh đã thử sức mình với lĩnh vực này và đạt được nhiều thành công hơn mong đợi.
- Nhu cầu nhân lực: cần 2.000 người mỗi năm
- Thu nhập trung bình:
- 45.000 – 65.000 USD/năm – dưới 5 năm kinh nghiệm
- 60.000 – 100.000 USD/năm – trên 5 năm kinh nghiệm
Kỹ sư cơ khí – điện tử
Đây là một trong số những nhóm ngành hot không chỉ vì nằm trong danh sách ISSL của New Zealand mà còn là nhóm ngành được khá nhiều sinh viên quốc tế chọn học. không thể phủ nhận, khoa học công nghệ là lĩnh vực hàng đầu hiện nay. Nó quyết định sự hùng mạnh và phát triển của một quốc gia. Khi mà cơ khí, tự động hóa ngày càng phổ biến trong tất vcả các lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tầm quan trọng của kỹ sư cơ khí càng cao và nhu cầu nhân lực ngành này càng lớn. Đây cũng là ngành nghề có mức thu nhập cao và ổn định không chỉ ở New Zealand mà còn trên toàn thế giới.
- Nhu cầu nhân lực: cần 2.000 người mỗi năm
- Thu nhập trung bình:
- 40.000 – 60.000 USD/năm – dưới 5 năm kinh nghiệm
- 60.000 – 120.000 USD/ năm – trên 5 năm kinh nghiệm
Công nhân thiết bị điện
Thực tế ngành thiết bị điện ở New Zealand không chỉ thiếu nhân lực phổ thông, mà còn thiếu cả những người có chuyên môn. Quá ít người được đào tạo để có chuyên môn trong công việc này. Các thiết bị điện của New Zealand từ nhỏ đến lớn chủ yếu nhập khẩu, vì vậy để sản xuất hay sửa chữa chúng trong tình trạng thiếu người đang rất nan giải. Chưa kể, New Zealand còn yêu cầu tất cả các tòa nhà cao tầng phải kiểm tra vào bảo trì thường niên hệ thống điện, cứu hỏa và hệ thống cảnh báo. Vì vậy, chính phủ nước này đang đưa ra nhiều chính sách để lao động nước ngoài ngành điện sang làm việc.
- Nhu cầu nhân lực: cần 2.000 người mỗi năm
- Thu nhập trung bình: khoảng 50.000 NZD/năm.
Du học nghề đầu bếp – Thợ làm bánh
Ngành bếp ở Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay trên thế giới. Vì thế nhu cầu ăn uống của con người và đặc biệt là thực phẩm tốt cho sức khỏe rất lớn. Trong hai năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế suy thoái toàn cầu, nhưng ngành bếp vẫn phát triển không ngừng.
Du học nghề ngành Cookery tại New Zealand trong chuyên ngành Quản trị Nhà hàng, Khách sạn giúp sinh viên có cơ hội việc làm 100% tại các nước phát triển, giúp cho những bạn có niềm đam mê về ngành bếp được làm việc trong môi trường năng động.
- Nhu cầu nhân lực: cần 2.500 đầu bếp mỗi năm
- Thu nhập trung bình:
- 37.000 USD/năm – đầu bếp tập sự
- 37.000 – 48.000 USD/năm – phụ bếp (Apprentice chef)
- 48.000 – 58.000 USD/năm – ca trưởng (Chef de partie)
- 55.000 – 65.000 USD/năm – Bếp phó (Sous chefs)
- 65.000 – 100.000 USD/năm – Bếp trưởng (Head/executive chefs)
Xây dựng – Kiến trúc
Lĩnh vực xây dựng của New Zealand chiếm 6.7% GDP trong năm 2015 , tạo việc làm cho hơn 221.000 người, chiếm 9.4% tổng lực lượng lao động tại nước này. Tổng giá trị của tất cả công việc xây dựng trong năm kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2015 là 9.7 tỷ NZD. Theo báo cáo của Chính phủ New Zealand, ngành xây dựng được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2, chỉ đứng sau lĩnh vực khai khoáng trong giai đoạn 2015 – 2019. Đây cũng là ngành ưu tiên định cư tại New Zealand.
- Nhu cầu nhân lực: cần 10.800 người/năm
- Thu nhập trung bình:
- Theo giờ: 17 – 41 USD/giờ
- Quản lý xây dựng/nhà thầu/giám sát viên: 80.000 – 100.000 USD/năm
Thiết kế- sáng tạo
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, khi mà marketing online đang chiếm lĩnh truyền thông thì hình ảnh, diện mạo là tiêu chí được đề cao hàng đầu. Các trường mỹ thuật và các công ty trong lĩnh vực này của New Zealand là những người luôn bắt kịp xu hướng nghệ thuật thế giới. Bằng chứng là nhiều trường Đại học tại New Zealand đã rạo ra những thành công lớn trong giảng dạy các chuyên ngành: quảng cáo truyền thông, thiết kế đồ họa, thiết kế 3D, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang. Và cũng không quá khó khăn để bạn tìm thấy một ngôi trường chuyên đào tạo về thiết kế – mỹ thuật tại New Zealand.
- Nhu cầu nhân lực: cần thêm 4.000 người trong 5 năm tới
- Thu nhập trung bình:
- 37.000 – 50.000 USD/năm – người trẻ
- 50.000 – 160.000 USD/năm – người có kinh nghiệm
Thống kê mức lương trung bình theo vùng của New Zealand
Tỷ lệ chi trả trung bình cao nhất theo vùng
- Thành phố Auckland: 72,299 USD/năm
- Thành phố Wellington 69,804 USD/năm
- Kawerau 63,868 USD/năm
- Miễn phí 62,850 USD/năm
- Nam Waikato 62,147 USD/năm
Tỷ lệ chi trả trung bình thấp nhất theo vùng
- Mackenzie 47,473 USD/năm
- Waitomo 47,794 USD/năm
- Kaikoura 49,529 USD/năm
- Waipa 51,682 USD/năm
- Porirua 52,171 USD/năm
Qua những tổng hợp về chương trình du học nghề tại New Zealand, chúng tôi mong muốn giúp đỡ bạn trong việc định hướng tương lai và tìm cho mình hướng đi phù hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết về du học nghề New Zealand và các chương trình du học nghề khác, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ với Tổ chức Giáo dục VinEdu theo số hotline: 097 213 12 12.