Thủ tục làm Visa Síp cần những giấy tờ gì? Làm mất bao lâu
Đảo Síp là một trung tâm kinh tế năng động và là một quốc gia với nền giáo dục không ngừng phát triển qua từng thời kỳ. Hiện nay nó thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm cũng như đông đảo sinh viên quốc tế. Để có cơ hội học tập và trải nghiệm tại đây, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi về Visa Síp.
Nội dung chính
Đảo Síp – địa điểm du lịch và học tập hấp dẫn
Đảo Síp hay còn gọi là Cộng hoà Síp, là một quốc đảo nằm ở phía Đông biển Địa Trung Hải. Với diện tích 9.215 km vuông và thủ đô là Nicosia, đây cũng là thành phố lớn nhất tại Síp.
Là điểm đến du lịch hấp dẫn, đảo Síp không chỉ thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hoang sơ tráng lệ mà nó còn mang đến những trải nghiệm đặc sắc và khó quên. Đây được xem đất nước của những ánh nắng vàng, bởi khí hậu thiên nhiên ưu đãi nên hầu hết khoảng thời gian trong năm đều là những ngày nắng ấm
Mặc dù là một quốc đảo phát triển và hiện đại nhưng chi phí sinh hoạt tại đảo Síp khá hợp lý với những tiện ích công cộng hấp dẫn. Đây hoàn toàn là điểm đến lý tưởng cho những ai đang muốn trải nghiệm du lịch cũng như học tập.
Các thông tin chung về Visa đảo Síp
Bạn có thể lựa chọn đảo Síp là điểm đến lý tưởng với nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, trước đó bạn cần tìm hiểu các thông tin về Visa Síp để trang bị được những kiến thức cần thiết cũng như chuẩn bị được đầy đủ mọi mặt cần thiết.
Một số lưu ý dành cho bạn
- Hạn Visa ít nhất còn 6 tháng và phù hợp với thời gian lưu trú tại đây
- Visa ít nhất phải còn trống hai trang để đóng dấu mộc
- Visa du lịch thường là Visa ngắn hạn và chỉ nhập cảnh một lần, thời hạn cư trú là dưới 90 ngày
- Hồ sơ xin cấp Visa nên dịch thuật sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh mặc dù ngôn ngữ chính tại Đảo Síp là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Hồ sơ phải được công chứng bởi Sở Tư pháp
- Nếu bạn sở hữu Visa Schengen thì được phép nhập cảnh vào đảo Síp mà không cần phải làm thủ tục xin Visa Đảo Síp
Các loại visa phổ biến hiện nay
Visa ngắn hạn
- Đơn xin cấp visa phải được nộp trực tiếp tại Đại sự quán. Trong trường hợp bạn sống cách xa Đại sứ quán trên 300km thì có thể nộp qua đường bưu điện và đảm bảo giấy tờ không bị thất lạc
- Đơn xin cấp Visa phải được điền đầy đủ thông tin và ký tên đầy đủ. Kèm theo đó là 2 ảnh 3×4 được chụp thời gian gần đây.
- Hộ chiếu phải còn thời hạn hơn 3 tháng so với thời gian cư trú tại đây
- Nếu đến thăm các doanh nghiệp hoặc đăng ký du học thì phải có thư mời chính thức từ doanh nghiệp và trường.
- Trường hợp tới thăm bạn bè và người thân thì phải cung cấp đầy đủ thông tin như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin kèm theo về người đó
- Chứng minh tài chính đủ điều kiện để học tập và du lịch. Thẻ tín dụng có thể được chấp nhận nếu có bảng sao kê của ngân hàng và giấy tờ về hạn mức tín dụng. Tiền mặt thì không có hiệu lực
- Thư mời chính thức (chưa quá một tháng) từ các doanh nghiệp tại Đảo Síp với chứng thực về mức lương. Nếu là du học sinh thì cần thư mời của trường tại Đảo Síp với các thông tin về khóa học, thời gian và thông tin liên quan. Tất cả được gửi đến Đại sứ quán Đảo Síp tại Việt Nam.
- Đại sứ quán cũng có thể yêu cầu thư bảo lãnh từ ngân hàng, trong suốt thời gian lưu trú tại Đảo Síp cũng như chứng mình về việc quay lại Việt Nam đúng thời hạn
Visa Síp định cư
Đối tượng và loại visa
Các công dân nước ngoài có thể xin giấy phép cư trú tại Đảo Síp nếu họ thuộc một trong những mục dưới đây
Loại A
Những người có ý định làm về nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá. Đồng thời học phải chứng thực về đất đai và giấy phép cũng như nguồn vốn đầu tư từ 250.000 CYP. Bên cạnh đó việc kinh doanh không được có bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào tới nền kinh tế của Cộng hoà Síp
Loại B
Những người có ý định làm trong ngành khai khoáng tại Cộng hoà Síp và sở hữu các giấy phép kinh doanh liên quan. Đồng thời việc kinh doanh không được có bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào tới nền kinh tế của Cộng hoà Síp
Loại C
Những người có ý định đầu từ và làm việc trong các ngành thương mại tại Cộng Hoà Síp và có giấy phép liên quan. Số vốn ban đầu phải từ 150.000 CYP. Đồng thời việc kinh doanh không được có bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào tới nền kinh tế của Cộng hoà Síp
Loại D
Những người muốn làm việc trong các ngành khoa học tại Cộng hoà Síp miễn là có trình độ học vấn và đáp ứng được các nhu cầu tại đây. Đồng thời phải có một nguồn quỹ tương đối.
Loại E
Những người được mời làm việc lâu dài tại Cộng hoà Síp, và không tạo ra quá nhiều cạnh tranh tới cư dân ở đây
Loại F
Những người có thu nhập cao và ổn định, đảm bảo họ có một cuộc sống đầy đủ mà không cần tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh, thương mại nào khác tại Cộng hoà Síp. Nguồn thu nhập hàng năm phải từ 5600 CYP cho một người và nếu có người sống và phụ thuộc vào thì phải có thêm ít nhất là 2700 CYP. Tuy nhiên Ban Kiểm soát Xuất Nhập cảnh cũng có thể yêu cầu số tiền bổ sung khi cần thiết. Đa số họ là người ở lứa tuổi nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu.
Điều kiện, hồ sơ
- Đối với việc cấp đơn xin giấy phép nhập cư thì cần nộp trực tiếp theo mẫu M.67 của Cục Đăng ký Dân sự và Di cư hoặc Chi nhánh Nhập cư và Di cư tại sở cảnh sát. Đơn đăng ký phải kèm theo các tài liệu liên quan tuỳ thuộc các yêu cầu trên.
- Đối với mục F nêu trên, thì cần tới các giấy tờ chứng minh thu nhập và các tài liệu gốc liên quan. Đối với các ứng viên ở nước ngoài có thể gửi đơn đến Cộng hoà Síp hoặc tới Đại sứ quán Síp.
- Lệ phí lên tới 70 CYP và sẽ nhận được biên lại sau khi đóng
Visa làm việc
Đơn xin cấp giấy phép nhập cảnh và giấy phép làm việc đối với các công việc nói chung sẽ được nộp tại Cục Đăng ký Dân sự và Nhập cư. Đơn phải kèm theo hợp đồng có đóng dấu của Sở Lao động trực thuộc Bộ Lao động và Bảo hiểm Xã hội. Bộ sẽ xem xét và sau đó đưa ra quyết định.
Các tài liệu liên quan bao gồm:
- Form đăng ký theo mẫu M.58 và M.64
- Bản sao hộ chiếu
- Giấy chứng nhận lý lịch sạch và không phạm tội
- Giấy chứng nhận sức khoẻ
- Thư bảo lãnh từ ngân hàng, tùy thuộc vào từng quốc gia sẽ từ 200-500 CYP. Đây là chi phí để hồi hương và có hiệu lực 6 tháng sau khi hợp đồng làm việc hết hạn. Hợp đồng phải được đóng dấu bởi Sở Lao động trực thuộc Bộ Lao động và Bảo hiểm Xã hội.
- Chi phí nộp đơn khoảng 20 CYP
Visa học tập
Mỗi sinh viên phải có các giấy phép liên quan cấp bởi Cục Lưu trữ Dân sự và Di cư. Visa học tập của sinh viên sẽ được cung cấp tuỳ theo khoá học. Trường hợp sinh viên quốc tế thay đổi các khoá học thì phải xin cấp lại giấy phép cư trú. Việc tham gia các lớp học tại giảng đường là bắt buộc, các ngành và chương trình học sẽ được phê duyệt bởi Bộ Giáo dục và Văn hoá
Sinh viên không thuộc các nước Châu Âu bắt buộc phải đăng ký các chương trình học toàn thời gian. Đối với các chương trình này, tối thiểu sẽ là 12 tín chỉ trên 1 học kỳ.
Thông thường, sinh viên quốc tế sẽ được phép làm thêm trong quá trình học tập. Ngoại trừ các khóa học sẽ được thực tập thực tế trong kỳ nghỉ hè.
Các sinh viên cũng có thể mời bạn bè hoặc người thân tới Đảo Síp như là những vị khách với điều kiện họ đảm bảo được một khoản tiền gửi ngân hàng tương đương 300 CYP cho mỗi người.
Một số lưu ý khi xin visa Síp
Ngoài ra, cũng có một số lưu ý khi xin Visa Síp mà bạn nên biết để có thể hoàn tất được thủ tục cần thiết và có được một kết quả tốt nhất.
Một số thông tin khi phỏng vấn xin visa Síp
Đối với các nhà đầu tư thông thường sẽ không cần trải qua quá trình phỏng vấn. Hồ sơ sau khi được kiểm duyệt sẽ được thông báo sau 15 ngày
Đối với sinh viên và những ai đang có ý định học tập và du lịch tại đảo Síp thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình phỏng vấn.
- Đến đúng giờ và chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ liên quan. Trang phục nên lựa chọn cẩn thận, không được xuề xoà. Nên lựa chọn những trang phục lịch sự và thoải mái.
- Các buổi phỏng vấn thường sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh, nên trước hết bạn cần trau dồi hơn nữa các kỹ năng tiếng Anh để quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. Tránh ấp úng và trình bày không hết ý của câu. Luôn tự tin trong từng câu chữ
- Đối với du học sinh, các câu hỏi sẽ thường tập trung vào các vấn đề liên quan tới trình độ học vấn, lý do bạn chọn trường, khả năng tài chính, nghề nghiệp bố mẹ và các thông tin khác về gia đình. Hãy giữ cho câu trả lời được rõ ràng và mạch lạc
- Cần có thái độ tích cực trong suốt quá trình phỏng vấn. Nêu rõ được mục đích xin Visa Síp. Đồng thời nên dành thời gian để tìm hiểu về văn hoá và con người nơi đây
Địa chỉ nộp hồ sơ xin visa Síp
Để nộp hồ sơ xin Visa Síp bạn có thể đến trực tiếp tại Đại sứ quán tại Việt Nam, địa chỉ tại số149B Trương Định, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường hợp ở các tỉnh thành khác bạn có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Cần bọc kỹ hồ sơ và giấy tờ liên quan để tránh hư hỏng và thất lạc trong quá trình vận chuyển.
Khám phá và học tập tại Đảo Síp nay đã dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể có cơ hội trải nghiệm tại quốc đảo xinh đẹp này và học tập được bao điều lý thú. Với những chia sẻ trên về các thông tin liên quan tới Visa Síp, hy vọng đã giúp bạn có được cái nhìn chân thực hơn và đưa ra được quyết định của riêng mình. Chúc bạn luôn thành công.