Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam có nhiệm vụ gì? Ở đâu?
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nói riêng hay các Đại sứ quán khác đặt tại Việt Nam nói chung và ngược lại đều cho thấy mối quan hệ hợp tác, ngoại giao của hai nước là tình hòa hảo, là sự gắn bó cùng phát triển. Điều này thể hiện qua các cơ quan đại diện cho một nước tại một nước khác cung cấp các thông tin cần thiết và bảo vệ quyền lợi cho cư dân của mình tại nước bạn, cũng như hỗ trợ việc xuất khẩu, định cư hay du học.
Nội dung chính
Lịch sử hình thành mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc
Quan hệ Việt-Trung trong gần 2.200 năm đã tồn tại từ Thế kỷ II trước Tây lịch đến nay. Là 2 nước láng giềng chung biên giới trên bộ và trên biển, có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa 2 nước có thể nói là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.
Sau những tranh chấp và hiểu lầm. Đến năm 1989 hai bên bắt đầu ký kết Kỷ yếu Hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ 2 nước. Sau đó đến ngày 18/1/1950 hai nước thành lập mối quan hệ ngoại giao. Và bắt đầu giai đoạn sau 1991 đã có nhiều thay đổi về:
Văn hóa
Đã có nhiều nền văn hóa chung ảnh hưởng và hòa nhập với đời sống người Việt Nam từ khi bình thường hóa quan hệ như cho phép các loại hình văn hóa của Trung Quốc được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim Trung Quốc được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung ương và địa phương.
Quan hệ kinh tế và thương mại
Quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc – Việt Nam kể từ 1991 trở đi cũng được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
- Kim ngạch thương mại giữa 2 nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần.
- Nguồn nhập khẩu của Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
- Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam
- Theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đến hết tháng 10-2018 đạt 106,7 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ của năm 2017
Về đầu tư
Năm 2018, Trung Quốc luôn đứng thứ 7 trong tổng số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hiện Trung Quốc có 2.149 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 13,3 tỷ USD.
Quan hệ chính trị
Kỷ niệm 64 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18/1/1950-18/1/2014) ngày 17/1/2014 đã mở ra nhiều tiến triển mới cho cả hai nước cùng gắn bó và phát triển.
- Năm 2013, quan hệ Việt-Trung về tổng thể đã đạt được nhiều phát triển mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Trong năm 2018, hai nước cũng trao đổi nhiều đoàn các cấp sang thăm lẫn nhau nhằm thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai bên
- Hai bên đều bày tỏ coi trọng quan hệ song phương, tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố sự tin cậy chính trị, duy trì hòa bình, ổn định
Giao lưu nhân dân
Việc giao lưu, du lịch, định cư và sinh sống qua lại ở hai nước cũng tăng trưởng khá nhanh. Năm 2018, đã có 12,8 triệu lượt người dân hai nước qua lại lẫn nhau, trong đó số lượt công dân Trung Quốc sang Việt Nam là 6,47 triệu. số lượt công dân Việt Nam nhập cảnh Trung Quốc là 6,32 triệu lượt
Những định hướng lớn tới
- Tiếp tục đi sâu cải cách, mở cửa toàn diện hơn nữa trên nhiều lĩnh vực. Thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả, toàn diện vừa phù hợp với xu thế của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hóa
- Chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị, hợp tác song phương cũng như triển khai hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai bên
- Việc tăng cường giao lưu nhân dân là một ưu tiên hết sức quan trọng trong việc củng cố cơ sở lòng dân đối với quan hệ hai Đảng, hai nước.
Những kết quả tích cực trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc năm 2018 sẽ là tiền đề tốt để hai nước cùng nhau duy trì, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã cùng nhất trí vì sự phồn vinh của hai quốc gia, dân tộc.
Thông tin Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam
Đại sứ quán Trung Quốc là gì?
Đại sứ quán nói chung là đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác. Đại Sứ quán luôn luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia và chỉ được thành lập khi hai nước đối tác có quan hệ về mặt ngoại giao và đồng ý thành lập bộ phận ngoại giao. Tất cả các Đại Sứ Quán của các quốc gia khác đặt tại Việt Nam đều đóng tại thủ đô Hà Nội cũng như Đại Sứ Quán của Việt Nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.
Địa chỉ liên hệ Đại sứ quán
Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội
- Địa chỉ:46 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại:844-38453736
- Fax:844-38232826
- Email:[email protected]
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc:
- Địa chỉ: No 32 Guanghua Rd, Chaoyang Dist, Beijing, PC:100600
- Điện thoại: +86-10-65321155
- Fax: +86-10-65325720
Chức năng của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam
Nói một cách khái quát, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam là cơ quan đại diện cho nước Trung Quốc giải quyết các thắc mắc và hỗ trợ làm hồ sơ đi sang Trung Quốc. Bên cạnh đó là bảo đảm quyền lợi được bảo vệ của người Trung Quốc tại Việt Nam cũng như người Việt Nam được bảo vệ tại Đại sứ quán đặt tại Trung Quốc. Cụ thể chức năng:
Giới thiệu hình ảnh đất nước Trung Quốc tại Việt Nam
Đại sứ quán Trung Quốc đặt tại thủ đô Hà Nội nhằm thể hiện mối quan hệ tốt đẹp và hòa bình giữa hai nước. Chứng tỏ sự tôn trọng chủ quyền và bảo vệ, hỗ trợ lẫn nhau ở hai nước. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm chia sẻ thông tin về du lịch, du lịch và kinh tế của nước nhà thông qua các sự kiện. Bên cạnh đó quảng bá nền văn hóa của Trung Quốc đến với bạn bè người Việt Nam
Cung cấp thông tin liên lạc cho công dân
Đối với công dân Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam sẽ được bảo vệ và thông báo tin tức về việc làm, an sinh xã hội, bầu cử, các hiệp ước về văn hóa và thương mại giữa hai quốc gia.
Đảm bảo an ninh cho công dân
- Đại sứ quán cung cấp viện trợ và đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống ở nước ngoài, nhất là các trường hợp rủi ro, thiên tai không mong muốn cũng như quyền lợi của người Trung tại Việt Nam. Đại sứ quán sẽ chịu trách nhiệm thông báo, hỗ trợ bạn liên hệ cho người thân ở quê nhà.
- Có trách nhiệm đảm bảo an ninh và cấp giấy phép đi lại, có thể cung cấp chi phí hỗ trợ cho nhóm đối tượng này mỗi tháng. Đảm bảo mọi quyền lợi của công dân hai nước đều được bảo vệ
Hỗ trợ giáo dục - Cung cấp các thông tin liên quan đến nền giáo dục đôi bên như các chương trình học bổng cho bậc đại học hay một số học bổng giáo dục khác. Các trường Đại học, Cao đẳng tuyển sinh. Hay tham gia nhiều chương trình sự kiện, hội thảo nhằm giao lưu cũng như giới thiệu văn hóa của đất nước.
Những dịch vụ đại sứ quán không hỗ trợ
- Không chi trả các hóa đơn phát sinh đến nhu cầu sinh sống và làm việc cá nhân như ăn uống, đi lại, sinh hoạt…
- Cung cấp thông tin công việc nhưng không cấp giấy phép làm việc ở nước ngoài
- Đảm bảo minh bạch trong xin Visa, không đại diện thay đổi quyết định của chính phủ nước ngoài
- Không châm chước xử lý các trường hợp hồ sơ thiếu hợp lệ
- Không có chức năng bảo lãnh
- Không cho phép bạn tham gia bầu cử khi vẫn đang sinh sống và học tập ở nước ngoài. Nếu bạn muốn tham gia bầu cử thì phải quay về Việt Nam.
Các vấn đề liên quan xin Visa Trung Quốc
Đối tượng xin visa đi Trung Quốc
- Công dân Việt Nam có nhu cầu làm visa du lịch Trung Quốc
- Visa thăm thân Trung Quốc, visa du học Trung Quốc
- Visa kết hôn Trung Quốc
- Visa công tác Trung Quốc
- Các tổ chức đề cử công nhân viên sang Trung Quốc công tác và làm việc
- Các công ty lữ hành được ủy thác bởi Đại sứ quán Trung Quốc
Lưu ý: Các cá nhân đi làm visa không được nộp thay
Thủ tục xin visa
Thủ tục xin visa du lịch Trung Quốc đầy đủ bao gồm:
- Tờ khai xin cấp visa Trung Quốc theo mẫu quy định của Đại sứ quán. (Link download tờ khai xin Visa Trung Quốc)
- Bản gốc hộ chiếu (Còn thời hạn tối thiểu 6 tháng), hộ chiếu photo
- 02 Ảnh 4cmx6cm. Ảnh chụp nền trắng, mặt nhìn thẳng
- Bản copy CMND
- Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu (Nếu xin visa cho trẻ em đi du lịch cùng).
Giấy tờ liên quan
- Nếu là cán bộ/nhân viên: cần bổ sung giấy chứng minh công việc (ví dụ như Giấy xác nhận nhân viên hoặc Hợp đồng lao động), giấy đồng ý nghỉ phép du lịch của công ty (có dấu mộc).
- Nếu là chủ sở hữu doanh nghiệp: Bổ sung bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh (có mộc đỏ của công ty đóng dấu vào).
Ngoài ra, bạn còn cần các loại giấy từ chứng minh như:
- Các loại giấy tờ chứng minh tài chính: Bản gốc xác nhận và kê sao sổ tiết kiệm ngân hàng với số dư tối thiểu 50 triệu đồng.
- Các giấy tờ chứng minh bạn không đi du lịch Trung Quốc “ảo”: Vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn, lịch trình tham quan chi tiết (nếu có)…
- Chứng minh tài chính khi xin visa Trung Quốc: trong hồ sơ bạn cần có bản gốc xác nhận và giấy sao kê sổ tiết kiệm ngân hàng với số dư tối thiểu 50 triệu đồng. Lưu ý: Nếu không có sổ tiết kiệm bạn có thể thay thế bằng các giấy tờ chứng minh tài sản khác như sổ đỏ, bất động sản đứng tên bạn. Ngoài ra, giấy tờ xe (ô tô/ xe máy), cổ phiếu (nếu có) đứng tên bạn cũng có thể được xem xét.
Lệ phí xin visa Trung Quốc
Chi phí xin visa Trung Quốc là 60 USD / hồ sơ. Chi phí làm visa này không được hoàn lại dù bạn đậu hay rớt visa Trung Quốc.
Thời hạn của visa Trung Quốc
Đối với khách du lịch, visa du lịch là visa loại L, thời gian lưu trú tối đa là 15 ngày tại lãnh thổ cho phép ở Trung Quốc, tuy nhiên vẫn có loại visa Trung Quốc cho phép lưu trú trên 15 ngày và dưới 30 ngày nhưng không áp dụng cho visa thị thực ngắn hạn để du lịch.
Những lưu ý khi xin Visa
Thời gian giữa hai lần xin visa Trung Quốc tối thiểu là 3 tháng. Nếu bạn có nhu cầu du lịch Trung Quốc nhiều hơn, bạn nên xin các loại visa Trung Quốc tùy theo nhu cầu cá nhân chia làm các loại Visa:
- Visa Trung Quốc 3 tháng 1 lần.
- Visa Trung Quốc 3 tháng nhiều lần.
- Visa Trung Quốc 1 năm nhiều lần (dưới 15 ngày và trên 15 ngày).
- Visa Trung Quốc 6 tháng nhiều lần.
Các lưu ý khác:
- Thời gian duyệt hồ sơ trung bình chỉ mất khoảng 4 ngày đối với hồ sơ thường, từ 1 đến 2 ngày cho hồ sơ gấp nhưng không vì thế mà bạn chủ quan, đợi đến cận ngày mới tất bật làm đơn xin visa Trung Quốc. Thời gian tốt nhất để nộp là 1 tháng trước khi bạn chính thức bay.
- Trong trường hợp đã có visa nhưng dời lịch đi, bạn không thể hủy visa và lấy lại tiền lệ phí cũng như gia hạn visa do không có lý do chính đáng. Bạn có thể làm theo quy trình xin visa Trung Quốc như trên một lần nữa nếu có ý định đi tiếp khi đã hết hạn. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn.
- Bạn có thể ủy quyền người khác hoặc công ty trung gian lên nộp hồ sơ hộ nhưng vẫn phải đích thân người xin visa lên để phỏng vấn.
- Đại sứ quán không nhận hồ sơ qua đường bưu điện, đường fax, chỉ nhận trực tiếp tại văn phòng Đại sứ quán.
- Thời gian làm visa: 4 ngày từ thứ 2 – thứ 6 không kể ngày nghỉ lễ Việt nam và Trung Quốc và các ngày nghỉ cuối tuần.
Trung Quốc khốn đốn vì dịch Viêm phổi Covid-19
Tính đến này 10/03/2020, Trung Quốc đã có hơn 80.000 ca mắc bệnh Covid-19. Tập trung đông ở các tỉnh Hồ Bắc (khoảng 76.000 người bệnh), Quảng Đông (hơn 1.300 người bệnh), Hà Nam (hơn 1.200 người), Chiết Giang (khoảng 1.200 người), Hồ Nam (hơn 1.000 người).
Dân số đông cộng thêm công tác phòng dịch chậm trễ đã khiến cho dịch bệnh bùng phát trầm trọng tại quốc gia tỉ dân. Khu vực Vũ Hán và các tỉnh lân cận bị cách ly, mọi hoạt động kinh tế, thương mại, giao thông, giáo dục bị đình trệ. Hơn 3.100 người chết, trong đó có nhiều bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.
Dịch bệnh này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới 13.000 sinh viên Việt Nam đang du học Trung Quốc. May mắn rằng trước khi dịch bệnh bùng nổ và lan rộng, sinh viên Việt Nam đã kịp trở về nước đón tết Nguyên Đán, tránh được sự lây lan dịch bệnh.
Bản đồ lây nhiễm Virus Corona tại Việt Nam và thế giới:
Website: https://corona.kompa.ai/
Bản đồ lây nhiễm Covid-19 tại các khu vực Trung Quốc:
Website: Coronavirus COVID-19 Global Cases by Johns Hopkins CSSE
Dù là làm Visa du học Trung Quốc tại Đại sứ quán trượt hay đậu thì một khi đã đóng lệ phí bạn sẽ không được hoàn lại. Và thời gian làm, số lần làm có thể được nhân lên nếu bạn không tìm hiểu kỹ điều kiện cũng như một số giấy tờ không chuẩn bị đủ. Chính vì thế mà thay vì mất quá nhiều thời gian đi lại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Bạn sẽ được hỗ trợ hoàn toàn chi tiết và được hướng dẫn cụ thể thông qua trung gian gián tiếp như trung tâm tư vấn du học VinEdu.