Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam ở đâu? Có nhiệm vụ gì?
Thụy Điển là nước có diện tích lớn thứ 3 Liên Minh Châu Âu với các sáng chế hiện đại góp một phần quan trọng trong sự phát triển thế giới. Thu hút hàng ngàn nhân tài và học sinh các nơi trên thế giới hội tụ về đây. Nếu bạn đang có nhu cầu du học, du lịch, thăm thân hay công tác tại Thụy Điển thì Đại sứ quán Thụy Điển chính là trụ sở chính cung cấp các dịch vụ, Visa cho bạn đến đó một cách hợp pháp.
Nội dung chính
Việt Nam và Thụy Điển
Nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Điển thì Thụy Điển là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11/1/1969 trong các nước Phương Tây. Tính đến nay, hai nước đã thúc đẩy mối quan hệ và ngoại giao hợp tác trong suốt 50 năm qua. Có nhiều hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Đồng thời các hạng mục đầu tư, hợp tác cũng nhiều và lớn mạnh qua từng năm
Về thương mại
- Cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, quan hệ thương mại 2 nước cũng ngày càng tăng lên. Vào năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều đã đạt trên 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 7% so với năm 2013.
- Các sản phẩm xuất khẩu chính của Thụy Điển sang Việt Nam là máy móc và thiết bị công nghệ, phụ tùng cho ngành công nghiệp và viễn thông. Các sản phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển từ Việt Nam là nông sản, giày dép, dệt may, đồ gỗ, điện thoại các loại và linh kiện.
Về đầu tư
Thụy Điển còn khá hạn chế trong lĩnh vực đầu tư, ước tính chỉ mới ở mức 69,4 triệu USD, đứng thứ 47/101 nước và vùng lãnh thổ hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Vốn trung bình một dự án khoảng 1,29 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nước lớn như Mỹ (15,8 triệu USD).
Thụy Điển hiện quan tâm tới lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn 40 triệu USD/ 1 dự án (chiếm 60% tổng vốn đầu tư), tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo với 16 dự án, tổng vốn 18,85 triệu USD. Số còn lại là các dự án trong các lĩnh vực khác nhưng không có dự án nào trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thụy Điển đầu tư chủ yếu theo hình thức liên doanh trong đó có 7 dự án với tổng vốn đầu tư 44,66 triệu USD và 100% vốn nước ngoài trong đó có 28 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 21 triệu USD. Dự án của Thụy Điển có mặt tại 7 tỉnh thành là Hà Nội, Bình Dương, T.P Hồ Chí Minh, Long An, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Hưng Yên. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Điển sớm có mặt tại Việt Nam như Ericsson, ABB, IKEA, Electrolux…
Về hợp tác phát triển
Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam tính từ năm 1967, tổng viện trợ lên trên 3 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực như y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền,….
Tháng 12/2012, Thụy Điển cam kết dành 11,295 triệu USD cho Việt Nam mà trước đó, năm 2011 Thụy Điển không cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam. Sau năm 2013, Thụy Điển chấm dứt cung cấp viện trợ phát triển song phương cho Việt Nam, quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước chuyển sang quan hệ hợp tác đối tác bình đẳng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Tuy nhiên, Thụy Điển sẽ vẫn tiếp tục viện trợ thông qua các tổ chức đa phương như LHQ, WB… để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới,…
Về văn hóa
Thụy Điển là một trong những nước cung cấp viện trợ phát triển nhiều nhất và có hiệu quả nhất cho ngành văn hóa VN với những dự án trong các lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và báo viết của VN.
Về giáo dục
Thụy Điển đã giúp một phần rất lớn cho Việt Nam trong công tác đào tạo chuyên gia, kỹ sư, tiến sĩ trong các ngành lâm nghiệp, giấy, năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng hạt nhân…), công nghệ sinh học, y học, báo chí. Hầu hết các trường ĐH, các chương trình, viện nghiên cứu hai nước thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo và trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, học thuật như Đại học Y Hà Nội, Viện Karolinska, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ Hoàng gia Stockholm, Đại học Lund, Đại học Umea, Đại học hàng hải Malmo…
Cuối năm 2013, Thụy Điển tuyên bố ưu tiên dành học bổng đào tạo đại học và sau đại học cho Việt Nam, mở ra cơ hội cho các sinh viên Việt Nam sang Thụy Điển học tập và nghiên cứu.
Dựa trên tình hình trên cho thấy sự phát triển giữa hai nước không chỉ dừng lại ở đó mà còn được thúc đẩy và phát triển hơn thế nữa. Tạo nhiều điều kiện hơn cho sự giao lưu và qua lại giữa cư dân hai nước khi mối quan hệ hợp tác hai nước càng phát triển qua từng ngày.
Đại sứ quán Thụy Điển là gì?
Đại sứ quán Thụy Điển là cơ quan chức năng cấp cao đại diện cho Thụy Điển đặt tại thủ đô của Việt Nam. Nhằm thể hiện mối quan hệ hợp tác song phương và ngoại giao phát triển của hai nước. Đồng thời làm nhiệm vụ thúc đẩy, cung cấp các thông tin, dịch vụ về kinh tế, chính trị, văn hóa, đất nước của Thụy Điển đến với cư dân Việt Nam
Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam
- Địa chỉ: Daeha Business Centre, 15th Floor, 360 Kim Ma Str, Ba Dinh Dist.
- Điện thoại: 024-372602400
- Fax: 024-372602410
- Email: [email protected]
Lãnh sự quán Thụy Điển tại Việt Nam
- Địa chỉ:146-E15, Nguyen Van Huong Str, Thao Dien Ward, District 2
- Điện thoại: +84 28 35 192 334/35
- Fax: +84 28 35 192 337
- Email: [email protected]
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển
- Địa chỉ: Orby Slottsvag 26, 12571 Alvsjo, Stockholm, Thụy Điển
- Điện thoại: +46-08-5562
- Fax:+46-08-5562 1080
- Email:[email protected] or [email protected]
Chức năng của Đại sứ quán Thụy Điển là gì?
Chức năng chính của Đại sứ quán Thụy Điển được thể hiện rõ trong mối quan hệ hợp tác, thúc đẩy giao lưu và cung cấp hợp pháp giấy tờ đi lại cho hai bên cư dân. Cụ thể:
Cung cấp các dịch vụ
Tại Đại sứ quán Thụy Điển, cư dân Việt Nam có thể đến đây để làm các dịch vụ liên quan như:
- Cung ứng và xét duyệt hồ sơ và cấp visa, cấp giấy tờ cho việc di chuyển cụ thể như du lịch, du học, thăm thân.
- Dịch vụ hộ chiếu, quốc tịch, cung cấp dịch vụ công chứng, chứng sinh và chứng tử…
- Cung cấp các dịch vụ về y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng, chi phí khi cần thiết…
- Cung cấp việc làm, thông tin tuyển dụng
- Cung cấp thông tin liên lạc
Cơ quan đại diện cho lợi ích công dân
Mọi công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống hay học tập tại Thụy Điển hay công dân Thụy Điển tại Việt Nam đều được bảo vệ và hưởng đủ mọi lợi ích, quyền bình đẳng có cơ quan đại diện là Đại sứ quán. Công dân được hưởng mọi chế độ khi sinh sống tại nước ngoài được cơ quan đại diện là Đại sứ quán nước mình đặt tại đó.
Giải quyết sự cố
Nếu công dân nước này đang công tác và sinh sống tại nước kia gặp phải thiên tai, lũ lụt hay sự cố, rủi ro mất mát… Sẽ được cơ quan Đại sứ quán đại diện hỗ trợ, giải quyết và cung cấp chi phí, y tế, liên lạc khi cần thiết
Đồng thời mọi công dân khi gặp nguy hiểm, khó khăn cần thiết có thể liên hệ trực tiếp đến Đại sứ quán nước mình đều đặt tại Thủ đô nước bạn
Những khoản Đại sứ quán không hỗ trợ
Đại sứ quán được xây dựng nhờ mối quan hệ hai nước cũng như để phục vụ cư dân hai nước. Tuy nhiên, có những chức năng Đại sứ quán không được phép thực hiện hay không nằm trong trách nhiệm như
- Không chi trả chi phí do phát sinh cá nhân, đi lại, ăn ở, sinh hoạt, các khoản phạt vi phạm pháp luật…
- Không thể thay thế hay can thiệp vào quyết định của nước bạn
- Không bao che và châm chước cho tội phạm, kẻ xấu.
- Không cấp quyền bỏ phiếu khi ở nước ngoài
- Không châm chước đối với cư dân nước mình…
Thủ tục làm Visa Thụy Điển như thế nào?
Hồ sơ xin Visa Du lịch
Đối với loại Visa du lịch Thụy Điển, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây trước khi nộp tại Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội:
- Hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất là 06 tháng
- 2 tấm hình kích cỡ 3,5 x 4,5 phông nền trắng, ăn mặc lịch sự, gọn gàng và rõ ràng.
- CMND + Sổ hộ khẩu + Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn
- Giấy khai sinh (bản gốc và bản sao)
- Bảo hiểm du lịch
Chứng minh tài chính
Đối với việc chứng minh tài chính đủ điều kiện cho chi tiêu và sinh hoạt khi sang Thụy Điển bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ:
- Nhà đất (nếu có)
- Sổ tiết kiệm tối thiểu 100 triệu (nếu có) (bản sao, công chứng không quá 2 tháng),hoặc số dư tài khoản tại thời điểm hiện có
- Bản sao giấy tờ nhà đất, xe hơi, cổ phiếu, cổ phần,…
Chứng minh công việc
Nếu là chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy phép kinh doanh
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
- Biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu có (công chứng)
Nếu là nhân viên cần chuẩn bị thêm:
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương 3 tháng gần nhất
- Đơn xin phép nghỉ đi du lịch.
Nếu là học sinh, sinh viên:
- Cần giấy xác nhận học sinh/sinh viên
- Đơn xin nghỉ phép
Nếu là người về hưu:
- Giấy quyết định về hưu
- Sổ hưu
- Thẻ hưu
Hồ Sơ xin visa thăm thân
- Hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất là 06 tháng
- 2 tấm hình kích cỡ 3,5 x 4,5 phông nền trắng
- CMND + Sổ hộ khẩu + Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn
- Giấy khai sinh (bản gốc và bản sao)
- Bảo hiểm du lịch
- Người bảo lãnh: Thư mời bản gốc theo mẫu N241011 do người mời bên Thụy Điển gửi về. Nếu người
- mời chi trả chi phí chuyến đi, yêu cầu cung cấp thông tin về nguồn tài chính của người mời: Xác nhận thu nhập cá nhân, Sao kê tài sản ngân hàng 3 tháng.
- Bản sao hộ chiếu
Chứng minh tài chính
- Giấy tờ nhà đất
- Sổ tiết kiệm
- Xác nhận số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại
- Thẻ tín dụng,…
Chứng minh công việc
Nếu là chủ doanh nghiệp
- Giấy phép kinh doanh
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
- Biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu có (công chứng)
Nếu là nhân viên:
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương 3 tháng gần nhất
- Đơn xin phép nghỉ đi du lịch.
Nếu là học sinh, sinh viên:
- Xác nhận học sinh/sinh viên
- Đơn nghỉ phép
Nếu là người về hưu:
- Quyết định về hưu
- Sổ hưu
- Thẻ hưu
Hồ sơ xin visa công tác
- Hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất là 06 tháng
- 2 tấm hình kích cỡ 3,5 x 4,5 phông nền trắng
- CMND + Sổ hộ khẩu + Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn
- Giấy khai sinh (bản gốc và bản sao)
- Bảo hiểm du lịch
- Quyết định cử đi công tác tại Việt Nam
- Thư mời gốc của công ty tại Thụy Điển
- Mặt hộ chiếu người mời
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa 2 công ty
- Đăng ký kinh doanh cty Việt Nam (bản sao công chứng); Sao kê tài khoản ngân hàng công ty 3 tháng gần đây nhất.
Chứng minh công việc
Nếu là chủ doanh nghiệp:
- Giấy phép kinh doanh
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
- Biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu có (công chứng)
Nếu là nhân viên:
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương 3 tháng gần nhất
- Đơn xin phép nghỉ đi du lịch.
Nếu là học sinh/sinh viên:
- Xác nhận học sinh/sinh viên
- Đơn nghỉ phép
Người về hưu:
- Quyết định về hưu
- Sổ hưu
- Thẻ hưu
Chứng minh tài chính
- Giấy tờ nhà đất
- Sổ tiết kiệm
- Xác nhận số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại
- Thẻ tín dụng,…
Thời gian xử lý hồ sơ
Thông thường khi nộp hồ sơ xin visa Thụy Điển, hồ sơ của bạn sẽ được xét duyệt trong khoảng 15 ngày. Tùy vào từng hồ sơ mà thời gian có thể kéo dài hơn tới 20, 30 ngày. Vì thế bạn nên nộp hồ sơ trước ngày đi khoảng 1 tháng để chủ động hơn trong việc bổ sung giấy tờ, xử lí rủi ro của hồ sơ nếu có.
Lưu ý khi làm hồ sơ xin visa đi Thụy Điển
- Tất cả các giấy tờ đều phải nộp bản gốc kèm theo bản photo công chứng bản gốc.
- Các loại giấy tờ cần phải dịch thuật có công chứng qua Tiếng Anh
- Trường hợp không nộp được bản gốc thì phải nộp bản sao có dấu xác nhận lãnh sự của Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
- Người xin visa có thể được mời đến để phỏng vấn trực tiếp hoặc bổ sung các giấy tờ cần thiết khi còn thiếu.
- Photo hồ sơ thành nhiều bản đề phòng sự cố hoặc nộp bổ sung một vài giấy tờ cần thiết.
- Các giấy tờ làm hồ sơ phải hoàn toàn có thật, không được làm giả dưới bất kì hình thức nào. Điều này sẽ dẫn tới hồ sơ của bạn bị đánh trượt và rất khó để xin lại lần thứ hai.
- Khi đi phỏng vấn nên ăn vận lịch sự, trả lời trung thực, trọng tâm
- Các loại vé máy bay khi in nộp không nên xuất vé mà nhờ đại lý in hộ.
Chính phủ Thụy Điển góp 40 triệu SEK cho dịch bệnh
Trước sự bùng phát của COVID-19, do SARS-CoV-2 gây ra, Chính phủ Thụy Điển đã quyết định đóng góp 40 triệu SEK cho Quỹ dự phòng khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bằng cách đóng góp cho quỹ khẩn cấp của WHO, Thụy Điển đang đóng góp cho các nỗ lực toàn cầu để chống lại các mối đe dọa sức khỏe và tăng cường sức khỏe cộng đồng. Điều này làm tăng an ninh không chỉ ở quốc tế, mà còn ở Thụy Điển, ở đây, Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã hội Lena Hallengren nói.
Chỉ trong 2 ngày từ 13/03 đến 14/03/2020, Thụy Điển đã có hơn 700 người bệnh, tâm dịch ở Thủ đô Stockholm (trên 300 người bệnh, 1 người chết), Västra Götaland (trên 130 bệnh nhân), Västra Götaland 90 (Trên 20 bệnh nhân).
Bản đồ lây nhiễm Virus Corona tại Việt Nam và thế giới:
Website: https://corona.kompa.ai/
Thôn tin về Covid-19 từ Cơ quan Y tế Cộng đồng Thụy Điển:
Website: Public Health Agency of Sweden
Hiện nay, để đơn giản hóa các thủ tục rườm rà vừa mất thời gian, chi phí lại tỷ lệ đậu Visa không cao. Thì người ta thay vì trực tiếp đến Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam họ sẽ liên hệ đến các trung tâm tư vấn du học. Nơi đây họ hỗ trợ tư vấn và hoàn tất hồ sơ cần thiết cho người có nhu cầu nhanh chóng và đảm bảo an toàn có thể kể đến VinEdu.