Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ở đâu? Có nhiệm vụ gì?
Nhật Bản hiện đang là cường quốc của sự phát triển không chỉ về kinh tế, văn hóa mà còn được đề cao ở nền giáo dục bậc nhất đã thu hút không ít sinh viên quốc tế đổ về đây du học. Vậy các vấn đề liên quan đến du học như hồ sơ, điều kiện, quyền lợi cũng như các suất học bổng và hỗ trợ từ Nhật Bản. Học sinh, sinh viên cần tìm hiểu thông tin đầy đủ thông qua đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Nội dung chính
Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Đến năm 2018 vừa qua, Việt Nam và Nhật Bản đã có dịp kỷ niệm 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ chặt chẽ này không chỉ thể hiện ở 45 năm hợp tác mà còn là bề dày lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc hơn 1300 năm. Là hai nước láng giềng thuộc khu vực châu Á chỉ cách nhau một vùng biển lớn đều có những nét tương đồng đặc trưng ở nền văn hóa, văn minh, tín ngưỡng, về con người luôn cần cù, chịu khó, giúp đỡ lẫn nhau.
Quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam – Nhật Bản khởi nguồn từ các mối liên hệ lịch sử, văn hóa, thương mại vào thế kỷ thứ VIII
Về chính trị
Hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản cho đến thời điểm hiện tại vẫn luôn là sự tin cậy, tôn trọng nhau không ngừng được củng cố và tăng cường phát triển thông qua các cuộc tiếp xúc, giao lưu các cấp, đặc biệt là cấp cao diễn ra thường xuyên trong 45 năm qua. Trong đó không thể không kể đến sự gắn kết tôn trọng lẫn nhau được thể hiện thông qua chuyến thăm lịch sử của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lần đầu tiên tới Việt Nam năm 2017.
Về kinh tế
Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, bên cạnh đó còn phải kể đến khoa học và công nghệ. Từ năm 1992 cho tới nay, Nhật Bản trở thành nhà tài trợ lớn nhất chiếm hơn 1/3 tổng viện trợ ODA cho Việt Nam với số vốn cam kết khoảng 30,5 tỷ USD. Sự kiện này đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam
Những con số đáng kể:
- Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký tính đến tháng 4/2018, đạt 50,508 tỷ USD cho 3.725 dự án, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo…
- Hiện tại ở Việt Nam đã có hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh thành công tại Việt Nam và 70% trong số đó tiếp tục có ý định mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam.
- Về hợp tác thương mại, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại đạt 33,4 tỷ USD trong năm 2017, tăng gấp gần 2 lần so với 10 năm trước.
Về du học – định cư
Cho đến hiện tại thì con số du học sinh và định cư, sinh sống làm việc bởi người Việt tại Nhật Bản vẫn luôn tăng trưởng không ngừng. Ước tính tổng số người Việt Nam sang học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật Bản đạt hơn 260.000 người, tăng gần 4 lần trong 5 năm gần đây và đã trở thành cộng đồng nước ngoài lớn thứ 5 tại Nhật Bản.
Về du lịch
Nhật Bản hiện đã trở thành đối tác hợp tác du lịch thứ 3 của Việt Nam với gần 800.000 khách du lịch Nhật Bản thăm Việt Nam trong năm 2017. Con số này vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm mà được tăng mạnh qua từng năm liên kết và gắn bó. Số lượng khách du lịch Nhật Bản thăm Việt Nam và Việt Nam thăm Nhật Bản trong một năm đã vượt mức 1 triệu lượt khách, tăng gấp 1,5 lần so với thời điểm năm 2013
Những dự án hợp tác lớn
Có thể thấy sau 45 năm hợp tác và phát triển, hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác hai bên cùng có lợi hết sức quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung. Khuôn khổ quan hệ liên tục được nâng cấp:
- Từ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (năm 2002) lên “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (năm 2006)
- “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (năm 2009)
- “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” (năm 2014)
- Gần đây nhất, Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức “Buổi Giao lưu và Chúc mừng thời kỳ mới “REIWA” với gia đình của các Cựu binh Nhật Bản tại Việt Nam” tại Nhà riêng của Đại sứ (Ngày 29 tháng 5 năm 2019)
Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã đang và sẽ phát triển tốt đẹp hơn nữa ở hiện tại và tương lai. Đó là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của hai nước trong suốt những năm qua trên cơ sở sự tin cậy về chính trị và sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân hai nước.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam là gì? Ở đâu?
Đại Sứ Quán
Đại sứ quán có khái niệm chung được biết đến là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác. Đại Sứ quán luôn luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại Sứ Quán của các quốc gia khác đặt tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội – thủ đô của Việt Nam cũng như Đại Sứ Quán của Việt Nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.
Địa chỉ liên lạc
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 84-24-3846-3000 Fax: 84-24-3846-3043
- Fax: 84-24-3846-3046 (lãnh sự)
- Giờ làm việc của cửa Visa nhận hồ sơ : 8:30 ~ 11:30
- Giờ làm việc của cửa Visa trả kết quả: 13:30 ~ 16:45
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
- Địa chỉ: 50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo/151-0062
- Điện thoại: +81-3-3466-3313; +81-3-3466-3314; +81-3-3466-3311
- Fax: +81-3-3466-3391; +81-3-3466-7652; +81-3-3466-3312
- Email: [email protected]
- Website: http://www.vnembassy-jp.org
- Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 ( ngày nghỉ theo luật lao động của Việt Nam và Nhật Bản)
- Buổi sáng: Làm việc từ 9:00 đến 12:00 (thứ 2 từ 10:30 đến 12:00). Buổi chiều: Làm việc từ 14:00 đến 17:00
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Đại sứ quán đặt tại các nước đều có những mục tiêu chung hỗ trợ và liên kết hợp tác dễ dàng hơn cho cư dân cũng như chính quyền hai nước. Vậy nhiệm vụ cụ thể của đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam là:
Quảng bá hình ảnh và thúc đẩy giao lưu văn hóa
Đại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam có nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm chia sẻ, cung cấp thông tin về du lịch, du lịch và kinh tế của nước nhà thông qua các sự kiện có sự tham gia của công dân cả hai nước từ đây củng cố mối quan hệ ngoại giao. Vì thế , một khi đi du học bạn nên chủ động theo dõi và tham gia các sự kiện văn hóa này để tăng cơ hội giao lưu, tìm hiểu thêm về văn hóa, chính trị, điều kiện học tập trước đối với người bản địa cũng như tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Cung cấp thông tin về thủ tục xin visa “Du học”
Đối với người xin cấp “Visa du học” cần nộp “Giấy xác nhận văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông” trong hồ sơ xin cấp visa. Đối với những người chưa dự thi tốt nghiệp THPT thì cần nộp “Giấy xác nhận đang theo học tại trường”
Hướng dẫn cách thức đăng ký xin cấp “Giấy xác nhận văn bằng”:
- Những điểm cần lưu ý về lệ phí, thời gian cấp
- Cung cấp thông tin liên lạc cho công dân
- Đại sứ quán phụ trách việc thông báo tin tức về việc làm, an sinh xã hội, bầu cử, các hiệp ước về văn hóa và thương mại giữa hai quốc gia,…
- Thủ tục visa dành cho người Việt Nam
Hoạt động giáo dục tiếng Nhật và nghiên cứu Nhật Bản
Để phổ cập giáo dục tiếng Nhật và thúc đẩy công tác nghiên cứu về Nhật Bản ở Việt Nam, hiện nay trung tâm đang tiến hành các hoạt động sau:
- Cấp học bổng cho các nghiên cứu viên về Nhật Bản sau đại học
- Phái các nhà nghiên cứu và nhà chuyên môn đến Việt Nam như các giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản hay các giảng viên nghiên cứu về Nhật Bản sang Việt Nam
- Hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên cứu về Nhật Bản
- Tặng sách về nghiên cứu Nhật Bản, hỗ trợ xuất bản sách nghiên cứu học thuật và sách dịch.
- Hỗ trợ đưa giáo dục tiếng Nhật vào các trường phổ thông cơ sở của Việt Nam
Hoạt động về lưu học sinh
Để tăng hơn nữa số lượng học sinh Việt Nam đi du học Nhật Bản, hiện nay Trung tâm đang tiến hành các hoạt động sau:
- Thông tin về Du học tại Nhật Bản (Đã bổ sung mục “Du học Nhật Bản Q&A”)
- Hỗ trợ hội cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
- Tổ chức triển lãm du học ở Nhật Bản
- Cảnh báo về các thông báo đáng ngờ liên quan đến học bổng chính phủ Nhật Bản
- Hoạt động giao lưu thanh niên
Để thúc đẩy giao lưu giữa thanh niên Nhật Bản và Việt Nam, Trung tâm đang tiến hành các chương trình tuyển chon và phái cử sau đây:
- “Chương trình JENESYS2.0”
- “Chương trình thực tập tiếng Nhật cho cán bộ ngoại giao và cán bộ công chức”
- “Chương trình phát triển thanh niên Châu Á”
- “Chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ”
- “Chương trình JET”
Đảm bảo an ninh cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Đại sứ quán cung cấp viện trợ và đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài, nhất là các trường hợp thiên tai hoặc rủi ro không mong muốn.
- Đại sứ quán sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ bạn và thông báo cho người thân ở quê nhà. Nếu cần hỗ trợ về y tế, Đại sứ quán có thể giúp bạn liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng nhưng bạn sẽ là người thanh toán mọi chi phí. Đối tượng vị thành niên Việt Nam ở nước ngoài luôn được ưu tiên bảo vệ vì đây là một trong các nhóm dễ bị tổn thương.
- Đại sứ quán có trách nhiệm đảm bảo an ninh và cấp giấy phép đi lại cho trẻ vị thành niên ở nước ngoài. Trong một số tình huống khẩn cấp, Đại sứ quán còn có thể cung cấp khoản chi phí hỗ trợ cho nhóm đối tượng này hàng tháng.
Hỗ trợ giáo dục cộng đồng
Đại sứ quán cung cấp các thông tin liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động giáo dục của cộng đồng người Việt ở nước ngoài như các chương trình học bổng cho bậc trung học, đại học hay một số học bổng giáo dục khác. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham gia nhiều chương trình hội thảo hoặc sự kiện nhằm giao lưu cũng như giới thiệu văn hóa của đất nước đến với người nước ngoài.
Đem đến cơ hội việc làm
Tương tự như những cơ quan chính phủ khác, Đại sứ quán cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự nên bạn hoàn toàn có thể thử sức và tìm kiếm cơ hội tại đây sau khi tốt nghiệp. Được làm việc tại một cơ quan chính phủ Việt Nam ở nước ngoài ắt hẳn sẽ đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm lý thú và quý báu.
Hiện nay có khá nhiều thông tin tuyển dụng nhân viên người Việt được làm tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Thủ tục xin visa tại Đại sứ quán
Đại sứ quán Nhật Bản có nhiệm vụ gì cấp visa cho du học sinh. Hiện nay có 2 loại visa phổ biến:
Visa ngắn hạn
Nếu có mục đích lưu trú ngắn hạn dưới 90 ngày thì cư dân Việt Nam sẽ sử dụng loại visa ngắn hạn này. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam khuyến khích quý khách xin visa nhiều lần vì tính thuận tiện cao nếu mục đích lưu trú là ngắn hạn dưới 90 ngày. Nếu có visa nhiều lần trong thời hạn hiệu lực có thể sử dụng liên tục, không cần phải xin visa mỗi lần sang Nhật.
Nếu mục đích là thăm thân, du lịch tự túc có thể xin được “visa nhiều lần phổ thông” và nếu mục đích là thương mại ngắn hạn – giao lưu học tập có thể xin được “visa nhiều lần phổ thông” hoặc “visa nhiều lần thương mại”. Khuyến khích những người dự định sang Nhật liên tục tích cực sử dụng loại visa này.
Người xin visa thuộc diện:
- Thăm thân
- Thăm bạn bè
- Du lịch tự túc
- Tour đoàn của công ty du lịch
- Quá cảnh (Transit)
- Thương mại ngắn hạn – Giao lưu học tập
- Vợ/ chồng hoặc con nuôi của người Nhật
Visa dài hạn
Đây là loại visa được cấp khi bạn ở lại Nhật Bản trên 90 ngày gồm
- Visa lao động – phổ thông – đặc biệt
- Visa đi đào tạo, học tập: Được cấp khi bạn có nhu cầu học tập hoặc được cử sang đào tạo ngắn hạn hay thực tập tại Nhật Bản
- Visa công tác: Được cấp khi bạn đi với mục đích công việc, tham gia vào các hội chợ, hội nghị, hội thảo …
- Visa đoàn thăm chính thức của chính phủ: Được cấp khi ban là một thành viên của đoàn với mục đích thăm chính phủ.
- Visa quá cảnh ra khỏi khu vực quá cảnh quốc tế: Được cấp khi bạn di chuyển đến nước thứ ba và phải thực hiện quá cảnh ở sân bay tại Nhật Bản.
Những dịch vụ Đại sứ quán không hỗ trợ
- Không giúp chi trả các hóa đơn của bạn như chỗ ở, thực phẩm, giao thông vận tải, các khoản nợ,…;
- Không cung cấp công việc hoặc giấy phép làm việc ở nước ngoài;
- Không thể thay đổi quyết định của chính phủ nước ngoài khi bạn bị từ chối nhập cảnh;
- Không thể gia hạn thời gian lưu trú của bạn ở nước ngoài;
- Không che giấu tội phạm;
- Không châm chước xử lý các trường hợp hồ sơ thiếu hợp lệ;
- Không có chức năng bảo lãnh;
- Không cung cấp vé máy bay để bạn quay về nước;
- Không có chức năng của một đại lý du lịch, hãng hàng không hay ngân hàng
- Không cho phép bạn tham gia bầu cử khi vẫn đang sinh sống và học tập ở nước ngoài. Nếu bạn muốn tham gia bầu cử thì phải quay về Việt Nam.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ngoài địa chỉ Offline tại Hà Nội, DSQ còn có hỗ trợ cổng thông tin online tại địa chỉ website https://www.vn.emb-japan.go.jp
Chính phủ Nhật Bản kiểm soát dịch Covid-19
Khi dịch Covid-19 bắt đầu lây lan mạnh từ Trung Quốc sang các nước lân cận, Nhật Bản trở thành tâm dịch thứ 2 sau Trung Quốc với trên 200 ca nhiễm bệnh. Lương thực, hàng tiêu dùng tại các siêu thị hết sạch, khẩu trang trở thành mặt hàng có nhu cầu cao nhất.
Tính đến thời điểm 09/03/2020, dịch bệnh tại Nhật Bản đang được kiểm soát ổn định với hơn 500 ca nhiễm, 6 người tử vong. Thống kê bệnh nhân theo vùng cho thấy, Hokkaido đang dẫn đầu với hơn 100 người nhiễm, xếp sau đó là Aichi và Tokyo. Các tỉnh phía Bắc Nhật Bản có các ca mắc bệnh thấp.
Bản đồ lây nhiễm Virus Corona tại Việt Nam
Website: https://corona.kompa.ai/
Bản đồ lây nhiễm Virus Corona Nhật Bản theo khu vực
Website: https://gis.jag-japan.com/covid19jp/
Tại hai địa chỉ liên hệ này bạn hoàn toàn sẽ được giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục xin visa, điều kiện, các chương trình du học, làm việc, xuất khẩu lao động cũng như thông tin chính thức về học bổng du học tại Nhật Bản. Để mọi thủ tục trở nên dễ dàng hơn cho việc du học, bạn có thể tìm đến các địa chỉ tư vấn du học uy tín tại VinEdu để được hỗ trợ chi tiết nhất.