Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam ở đâu? Có nhiệm vụ gì?
Đại sứ quán New Zealand được biết đến nhiều hơn với nhiệm vụ và chức năng trong công tác cung cấp hồ sơ, thủ tục Visa cho cư dân Việt Nam. Ngoài các chức năng liên quan đến nhà nước thì việc xin Visa tại đây còn có nhiều mục đích khác nhau như thăm thân, công tác, du lịch, định cư hay chủ yếu nhất vẫn là du học New Zealand.
Nội dung chính
Quan hệ Việt Nam – New Zealand
Quan hệ ngoại giao Việt Nam và New Zealand được thành lập vào năm 1975, New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam thống nhất mới. Và mối quan hệ này được thiết lập toàn diện vào năm 2008. Kể từ đó, hai nước đã thúc đẩy tăng trưởng song phương về nhiều mặt như chính trị, thương mại, giáo dục….
Vừa qua hai quốc gia đã có dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao vào năm 2015. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của New Zealand và là quốc gia trong khối ASEAN đạt tốc độ phát triển nhanh nhất trong quan hệ thương mại với New Zealand
Về kinh tế
Trong 5 năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều đặn từ 15-20%, đặc biệt trong năm 2017 theo Cơ quan Thống kê New Zealand, thương mại hai chiều tăng gần 30% so với năm 2016 và đạt mức trên 1,6 tỷ NZD (tương đương 1,2 tỷ USD). Trong đó Việt Nam xuất khẩu hàng hóa (chưa bao gồm dịch vụ) sang New Zealand đạt 753 triệu NZD, tăng 18% và nhập khẩu hàng hóa từ New Zealand đạt 658 triệu NZD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thương mại dịch vụ trên các lĩnh vực giáo dục, hàng không, du lịch, dịch vụ tư vấn… khả năng đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều về hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước lên mức 2,5 tỷ NZD (tương đương 1,7 tỷ USD)
Về hợp tác
Hiện nay, Việt Nam và New Zealand cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) cùng với 9 nước ASEAN và 5 nước đối tác khác của ASEAN gồm Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – New Zealand đang càng phát triển mở rộng hơn cho các lĩnh vực lớn trong tương lai.
Hợp tác về giáo dục
New Zealand hiện có 8 trường đại học công lập, 16 học viện kỹ nghệ cùng khoảng hơn 500 trường tư thục. Các trường đại học công lập của New Zealand đào tạo ngành nghề đa dạng với bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới và cả 8 trường này đều nằm trong Top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới. Hiện có hơn 2.200 sinh viên Việt Nam đi du học ở New Zealand ở các trình độ khác nhau, từ khoá đào tạo ngắn hạn đến tiến sỹ và sau tiến sỹ.
Một số thỏa thuận hai nước với mục tiêu tăng số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại New Zealand lên 30% vào năm 2020 thông qua nhiều hình thức như tăng số lượng Học bổng Chính phủ New Zealand (NZAID), khuyến khích trao đổi sinh viên và hợp tác giữa các trường đại học và cơ sở giáo dục của hai nước về chương trình giảng dạy và hợp tác.
Về du lịch
Hàng không và du lịch cũng là lĩnh vực rất có tiềm năng cần phải khai thác. Lượng khách du lịch giữa hai nước tăng nhanh, số khách Việt Nam thăm New Zealand tăng 32% và số khách New Zealand đến du lịch Việt Nam tăng 41% nhờ việc hãng hàng không Air New Zealand triển khai đường bay thẳng theo mùa giữa thành phố Auckland và TP.HCM từ giữa năm 2016,
Đại sứ quán New Zealand ở đâu Việt Nam? Có ý nghĩa gì?
Đại sứ quán New Zealand được đặt tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Đại sứ quán chỉ được xây dựng dựa trên ý nghĩa thể hiện mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp của hai nước. Đồng thời nhằm củng cố về toàn diện lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế thông qua cơ quan chức năng chính yếu này.
Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand
- Địa chỉ: Embassy of the S.R. of VietNam Level 21 Grand Plimmer Tower, 2-6 Gilmer Terrace Po Box 8042 Wellington
- Điện thoại: 0644-4735912
- Fax: 0644 473 5913
- Email: [email protected]
Đại Sứ Quán New Zealand tại Hà Nội, Việt Nam
- Địa chỉ:1 Cổ Tân, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại:+84 24 382 41481
- Fax:+84 24 382 41480
Thành lập Đại sứ quán New Zealand nhằm mục đích gì?
Mục đích chính yếu của Đại sứ quán là nhằm củng cố mối quan hệ hai nước cũng như cung cấp thông tin cho cư dân Việt Nam, cung cấp quyền lợi cho cư dân New Zealand cụ thể:
Cung cấp các dịch vụ
Đại sứ quán chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến giấy tờ cho việc di chuyển cụ thể như du lịch, du học, thăm thân. Dịch vụ công chứng, chứng sinh và chứng tử. Dịch vụ hộ chiếu, quốc tịch của cư dân Việt Nam muốn sang New Zealand…
Đảm bảo quyền công dân và giải quyết sự cố
Mọi công dân New Zealand tại Việt Nam cũng như công dân Việt Nam tại New Zealand đều có quyền được hưởng lợi ích và bảo vệ dưới sự ủy thác của cơ quan chính quyền của Đại sứ quán. Chính vì thế mà mọi công dân đều có quyền bình đẳng và được đảm bảo an toàn khi ở tại nước bạn
Đồng thời, khi công dân hai nước gặp phải sự cố, rủi ro, tai nạn, bất trắc đề có quyền liên hệ đến Đại sứ quán để được giải đáp và giải quyết.
Cung cấp dịch vụ về giáo dục, y tế
Thông qua Đại sứ quán New Zealand, học sinh/sinh viên Việt Nam nói riêng sẽ tìm hiểu được các thông tin về chương trình giảng dạy, các trường cao đẳng/đại học tuyển sinh, hệ đào tạo, điều kiện, học phí… tại hệ giáo dục của New Zealand.
Ngoài ra các chương trình miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí, học bổng hay các chương trình, sự kiện, tương tác cũng được cung cấp tại đây. Bên cạnh đó, cư dân còn được hỗ trợ về y tế khi cần thiết, cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng. Đảm bảo an ninh và cấp giấy phép đi lại hoặc trợ cấp chi phí khi cần thiết
Quảng bá hình ảnh và thúc đẩy giao lưu văn hóa
Đại sứ quán New Zealand ở Việt Nam chịu trách nhiệm chia sẻ thông tin về du lịch, du lịch và kinh tế của nước nhà thông qua các sự kiện có sự tham gia của công dân cả hai nước. Từ đây củng cố và thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao.
Tại Đại sứ quán thường xuyên diễn ra các hoạt động, trao đổi văn hóa, giáo dục lớn mà các bạn học sinh/sinh viên đang có ý định du học New Zealand nên tham gia học hỏi.
Những dịch vụ đại sứ quán không hỗ trợ
- Không có quyền và nghĩa vụ bao che, châm chước trong các trường hợp hồ sơ sai xót hay thiếu
- Không chi trả các khoản chi phí sinh hoạt, ăn ở… tự phát sinh
- Không có chức năng bảo lãnh.
- Không bao che tội phạm hay che giấu người phạm tội
- Không ưu tiên đối với cư dân nước mình
- Không thể gia hạn thời gian lưu trú của bạn tại nước ngoài
Hồ sơ làm Visa New Zealand
Hồ sơ chung
- Hộ chiếu bản gốc + hộ chiếu cũ (nếu có) (photo tất cả các trang có mộc xuất nhập cảnh và visa)
- 02 tấm hình phông trắng khổ 3.5cm x 4.5cm (file mềm, gửi mail, hình gốc ko chỉnh photoshop)
- Hộ khẩu thường trú (photo tất cả các trang có nội dung)
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân (Ví dụ: Quyết định ly hôn, Giấy đăng ký kết hôn, v.v.)
- Giấy khai sinh (của người xin visa)
- Chứng minh nhân dân.
- Phiếu điền thông tin xin visa New Zealand.
Hồ sơ chứng minh công việc
Nếu bạn đang đi làm hồ sơ cần chuẩn bị:
- Hợp đồng lao động (giấy xác nhận lương nếu trong hợp đồng không ghi mức lương cụ thể)
- Đơn xin nghỉ phép bản gốc, quyết định bổ nhiệm. (Nếu không có hợp đồng lao động thì cần có giấy xác nhận bản chính có mộc công ty đang công tác, chức vụ gì, mức lương bao nhiêu…)
- Sao kê lương 3 tháng gần nhất (nếu chuyển khoản qua Ngân hàng) / Giấy xác nhận lương 3 tháng gần nhất (nếu lĩnh tiền mặt)
Nếu bạn đang kinh doanh, buôn bán giấy tờ bao gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh + biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất có mộc của công ty
Nếu bạn đã về hưu cần nộp thêm thẻ hưu trí sao y bản chính.
Nếu bạn đang có nguồn thu nhập khác cần bổ sung hợp đồng cho thuê nhà, xe, đất có công chứng (nếu có nhà, đất, xe cho thuê).
Nếu là học sinh/sinh viên:
- Thẻ học sinh / sinh viên
- Giấy xác nhận đang học tại trường
- Đơn xin nghỉ phép nếu đi du lịch trong thời gian đi học
- Khai sinh( để chứng minh mối quan hệ)
Hồ sơ tài sản
- Sổ tiết kiệm và bản kê chi tiết tiền gửi ngân hàng phải là bản sao công chứng và được cấp trong vòng 03 tháng (trước ngày nộp hồ sơ, ít nhất 200.000.000VND)
- Bản sao kê tài khoản, giấy nhận lương, Sao kê thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng, Bằng chứng về các khoản tài chính khác quý vị hiện đang có.
- Nếu người mà Quý khách đi thăm đồng ý tài trợ cho thời gian Quý khách ở Newzealand, đề nghị cung cấp bằng chứng chứng minh họ có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ.
- Chủ quyền nhà, đất, xe ô tô (nếu có).
- Hợp đồng cho thuê tài sản,…
Phân loại Visa New Zealand
Hiện có 3 loại Visa New Zealand gồm Visa du lịch, thăm thân và công tác mà bạn cần bổ sung thêm một số giấy tờ sau:
Visa thăm thân
- Bằng chứng về mối quan hệ với người ở New Zealand.
- Bằng chứng về tình trạng sinh sống tại New Zealand của người mà Quý khách dự định đi thăm như bản sao hộ chiếu của người bên New Zealand.
- Thư mời và trang thông tin hộ chiếu của người mà Quý khách dự định đi thăm và xác nhận hình thức hỗ trợ mà người đó sẽ cung cấp.
Visa công tác
- Nộp bản sao hộ chiếu (không nộp hộ chiếu gốc)
- Thư mời của công ty hay tổ chức tại New Zealand.
- Bản gốc hoặc bản sao công chứng công hàm của Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hay Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh (hoặc Đại sứ quán/Lãnh sự quán chủ quản) cho phép đương đơn sử dụng hộ chiếu ngoại giao/công vụ.
Visa này cho phép du khách ở lại New Zealand để làm việc trong kỳ nghỉ. Thời hạn visa New Zealand làm việc tạm thời thường tối đa là 12 tháng.
Visa du lịch
- Lịch trình chuyến đi
- Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn hoặc địa chỉ lưu trú tại New Zealand.
Visa du lịch có thời hạn từ 3-6 tháng, thời hạn lưu trú tối đa được quyết định bởi cán bộ hải quan. Loại thị thực này thông thường có thời gian lưu trú 90 ngày. Trong thời gian lưu trú tại New Zealand, bạn tuyệt đối không được đi làm dưới mọi hình thức. Nếu bị phát hiện sử dụng visa sai mục đích, bạn sẽ bị trục xuất về nước ngay lập tức.
Visa du học
Visa được cấp cho người sang du học New Zealand với mục đích chính là để học tập. Thường thì visa du học sẽ có giá trị trong suốt thời gian bạn tham gia khóa học (tối đa lên đến 4 năm). Với loại visa này, bạn có thể được làm thêm tối đa 20h/tuần.
Lệ phí và thời gian xin Visa
Lệ phí
Đôi với Visa du lịch sẽ mức phí 246 NZD (khoảng 3,662,092VND). Sau đó sẽ phải nộp thêm 394,000VND phí tiếp nhận.
Nếu nộp hồ sơ trực tiếp thì lệ phí xin visa New Zealand là 3,840,000VND. Ngoài ra, bạn còn phải đóng phí tiếp nhận hồ sơ thị thực với số tiền 525,000VND/hồ sơ (bắt buộc nộp bằng tiền VND).
Thời gian xin visa New Zealand
Thường thì thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa đi New Zealand với các mục đích ngắn hạn (du lịch, công tác, thâm thân) sẽ kéo dài trong khoảng từ 10 – 15 ngày. Tuy nhiên do thực trạng làm hồ sơ có thể phát sinh nhiều thứ như thiếu giấy tờ, sai xót mà thời gian có thể kéo dài hơn. Để tỷ lệ đậu visa cao càn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, trung thực trong trả lời phỏng vấn và nên đi sớm, ăn mặc lịch sự.
New Zealand công bố bệnh nhân covid-19 thứ 6 (14/3)
Trường hợp thứ sáu của COVID-19 của New Zealand đã được công bố ngày 14/3/2020 là một người đàn ông Auckland, khoảng 60 tuổi. Người này đã từng du lịch đến Mĩ vè trở về New Zealand ít ngày trước đó.
Để kiểm soát dịch Covid-19 truyền nhiễm từ nước ngoài vào New Zealand, Bộ Y tế nước này đã đưa ra danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ cần được kiểm soát y tế chặt chẽ. Theo đó, có 3 phân loại là nhóm a1, b1, và 2 bao gồm các quốc gia như sau:
Nhóm a1 | Nhóm b1 | Nhóm 2 |
Ngừng cấp thị thực với người từng quá cảnh hoặc đi từ:
Tất cả công dân New Zealand và thường trú nhân (và thành viên gia đình gần gũi) nhập từ các quốc gia và vùng lãnh thổ loại 1a được yêu cầu đăng ký với Healthline (0800 358 5453 ) và thực hiện 14 ngày tự cách ly bắt đầu từ ngày khởi hành từ quốc gia hoặc lãnh thổ đó. |
Nhóm b1 bao gồm những quốc gia không thuộc nhóm a1 và nhóm 2. Những người này phải đăng ký với Healthline ( 0800 358 5453 ) và tự cách ly trong 14 ngày kể từ ngày khởi hành từ quốc gia và lãnh thổ Loại 1b. (Hiệu lực từ 23:59 ngày 15/03/2020) | Nhóm 2 bao gồm:
Những người thuộc nhóm này không bắt buộc cách ly. Nếu có biểu hiện Covid-19 trong vòng 14 ngày, bạn nên liên hệ với Healthline ( 0800 358 5453 ). (Hiệu lực từ 23:59 ngày 15/03/2020) |
Bản đồ lây nhiễm Virus Corona tại Việt Nam và thế giới:
Website: https://corona.kompa.ai/
Thông tin về Covid-19 được công bố bởi Bộ Y tế New Zealand:
Website: Ministry of Health
Nếu muốn làm Visa bạn buộc phải di chuyển trực tiếp đến Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội. Điều này là một trở ngại lớn về địa lý nếu bạn ở xa, đặc biệt là việc phải bổ sung giấy tờ kịp thời khi có yêu cầu rất rắc rối và mất thời gian. Chính vì vậy mà bạn nên đơn giản thủ tục bằng cách liên hệ thông qua trung tâm tư vấn du học để được hỗ trợ tối đa về thời gian và chi phí qua VinEdu.