Có những loại visa nào cho người Việt Nam ra nước ngoài?
Visa được hiểu đơn giản là thị thực nhập cảnh bắt buộc để đến một quốc gia khác. Có rất nhiều loại visa khác nhau, được cấp cho các mục đích khác nhau với thời hạn khác nhau. Ngoài visa du học, có những loại visa nào khác bạn có biết không? VinEdu gửi đến bạn những thông tin đáng chú ý nhất về các loại visa và đặc điểm riêng của từng loại.
Nội dung chính
Visa là gì? Có những loại visa nào cho người Việt Nam ra nước ngoài?
Visa hay thị thực, là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần. Vậy có những loại visa nào? Và những ai phải cần xin visa?
Có những loại visa nào?
Visa thường được phân loại theo mục đích nhập cảnh, và theo thời gian nhập cảnh:
- Theo mục đích xin visa: Visa du học, Visa định cư, Visa du lịch, Visa công tác, Visa thăm thân, Visa thương mại, Visa khám chữa bệnh,Visa lao động
- Theo số lần nhập cảnh: Visa nhập cảnh 1 lần, Visa nhập cảnh nhiều lần
- Phân loại visa theo thời hạn visa: Visa ngắn hạn; Visa dài hạn
- Một số loại visa đặc biệt: Visa Schengen, Visa on arrival.
Hoặc có thể phân loại thành 2 loại visa, là visa di dân và visa không di dân:
- Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước, có thể theo diện bảo lãnh, đầu tư, thâm niên lao động,…
- Visa không di dân: Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại sau: Visa du học; visa du lịch, visa công tác, visa thăm thân, visa chữa bệnh, visa lao động ngắn hạn, visa thương mại, visa ngoại giao.
Những ai cần xin visa?
Đối với công dân Việt Nam không bị cấm xuất cảnh, thì trừ các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt có chính sách miễn trừ visa nhập cảnh thì tất cả công dân Việt Nam nói chung khi đến một quốc gia bất kì đều bắt buộc phải được lãnh sự quán nước đó cấp thị thực nhập cảnh.
Vì thế khi bạn có ý muốn đến một nước nào đó với bất cứ mục đích gì, nhất định phải tìm hiểu thủ tục xin visa của nước đó. Xin visa là bước bắt buộc để được nhập cảnh vào một quốc gia, vì thế hãy đặt điều này quan trọng hàng đầu trong kế hoạch của bạn.
Thủ tục xin cấp Visa thế nào?
Nhìn chung, nếu bạn muốn xin visa đến nước nào, bạn phải làm thủ tục xin cấp visa theo quy định của nước đó. Tuy nhiên hầu hết các nước đều yêu cầu một khung quy định chung, là phải thông qua đại sứ quán, để xét duyệt hồ sơ của bạn. Đại sứ quán cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp hay không cấp visa cho những người nộp đơn.
Lưu ý: Đối với một số nước khắt khe, việc bạn có đủ điều kiện để được cấp visa hay không được quyết định ngay tại thời điểm bạn phỏng vấn xin visa. Liên quan đến việc nà, thì bạn phải tuyệt đối cung cấp thông tin chính xác, đúng sự thật trong hồ sơ của mình.
Nếu như hồ sơ của bạn có dấu hiệu làm giả bất cứ giấy tờ nào, bạn hoàn toàn có thể bị cấm nhập cảnh đến nước đó vĩnh viễn, thậm chí còn bị liệt vào “danh sách đen” của các quốc gia khác nữa.
Chi tiết về các loại visa phổ biến
Visa du học
Visa du học là loại giấy tờ chấp thuận người nước ngoài được phép ở lại quốc gia/ lãnh thổ khác để học tập. Visa du học giúp du học sinh nhập cảnh vào nước đó và được trường học của nước đó công nhận là sinh viên chính thức.
Một số nước cấp visa du học có thời hạn kéo dài suốt khóa học mà du học sinh đăng ký, nhưng một số nước lại chỉ cấp visa có thời hạn (6 – 12 tháng) và du học sinh bắt buộc phải gia hạn visa để có thêm thời gian hoàn thành chương trình học của mình. Một số nước còn yêu cầu du học sinh phải quay trở về nước – chuẩn bị lại hồ sơ xin visa du học từ đầu để quay lại tiếp tục học tập.
Visa du học của mỗi nước cũng được cấp theo yêu cầu của từng nước. Trước mắt có thể thấy rằng visa du học Singapore, Hà Lan, Thụy Sĩ, Síp, Tây Ban Nha là dễ xin hơn cả vì chính sách vô cùng thuận lợi.
Trong khi đó, các nước như Canada, Úc dù vẫn còn khó khăn trong việc phỏng vấn, nhưng rất nhiều trường học của họ được miễn chứng minh tài chính, giúp cho thủ tục xin visa đơn giản hơn rất nhiều.
Những nước khó khăn nhất trong việc cấp visa du học là Anh, Mỹ và một số nước Châu Âu. Tuy nhiên nếu bạn có hồ sơ học tập tốt thì cũng sẽ dễ dàng “qua ải” mà thôi.
Những lý do chính khiến bạn thất bại khi xin visa du học:
Sinh viện Việt Nam so với các nước phát triển khác, sẽ gặp nhiều bất lợi hơn khi muốn đi du học, nhất là ở công đoạn xin visa. Dù là bạn có học lực tốt, tài chính tốt, nhưng chưa hẳn là bạn đã nắm trong tay 100% khả năng đậu visa Một số nguyên nhân mà bạn có thể trượt visa du học:
- Không hoàn chỉnh yêu cầu hồ sơ và quy trình làm visa
- Giả mạo hoặc che dấu thông tin
- Quá trình học không liên tục
- Tuổi đã lớn
- Không đủ điều kiện tài chính
- Không có động lực học rõ ràng
- Có hộ khẩu thuộc diện khó xin visa
Để tăng khả năng đậu visa, bạn nên nhờ các công ty tư vấn uy tín, các chuyên viên sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết trong việc làm hồ sơ, giúp bạn hoàn thiện được các thủ tục một cách chuẩn mực nhất.
Bảng so sánh mức độ khó/dễ khi xin visa du học của một vài quốc gia tiêu biểu:
Châu Âu
Anh | Hà Lan | Thụy Sĩ | Tây Ban Nha | |
Thời gian xét duyệt | 2– 4 tuần | 2 – 3 tuần | 1 – 2 tháng | 3 tuần |
Chi phí thị thực | 582USD | 300 EURO | 60 EURO | 60 EURO |
Yêu cầu chứng chỉ Tiếng Anh | Ielts 5.0 | Ielts 5.0 | Ielts 4.5 | Không yêu cầu
(Đi bằng Master cần ietls 5.5) |
Chứng minh tài chính | Sổ tiết kiệm khoảng 800 triệu VNĐ | Không yêu cầu | Đơn giản: Sổ tiết kiệm 1-2 tỷ | Sổ tiết kiệm khoảng 300 triệu VNĐ |
Ghi chú | Có visa nhanh từ 3-4 ngày (chi phí đắt hơn) | Visa đảm bảo 100% | Visa đảm bảo 100% | Visa đảm bảo 100% |
Châu Á/ Úc/ Mỹ
Singapore | Úc | New Zealand | Mỹ | Canada | |
Thời gian xét duyệt | 2 -3 tuần | 2 tuần – 2 tháng | 2 tuần – 1 tháng | 1 ngày (phỏng vấn trực tiếp) | 2 tuần – 1 tháng |
Chi phí thị thực | 90 SGD | 550 AUD | ~ 6,3 triệu VNĐ | 160 USD | 186 USD |
Yêu cầu chứng chỉ Tiếng Anh | Không yêu cầu | Ielts 4.5 – 5.0 | Ielts 5.0 | Không yêu cầu | Ielts 5.0 |
Chứng minh tài chính | Không yêu cầu | Chứng minh tài chính và giải trình nguồn thu | Chứng minh tài chính và giải trình nguồn thu | Chứng minh tài chính và giải trình nguồn thu | KHÔNG CẦN CHỨNG MINH TÀI CHÍNH (chương trình SDS) |
Ghi chú | Visa đảm bảo 100% | Đơn giản hơn so với Úc |
Visa du lịch
Du lịch nước ngoài là một trong những điều mà ai cũng từng mong muốn, việc này giúp bạn thực sự mở mang tầm mắt, và nâng cao giá trị bản thân trong nhiều việc khác nữa. Việc đi du lịch nước ngoài cũng bắt buộc phải xin visa, trừ khi bạn du lịch ngắn ngày đến các nước khu vực Đông Nam Á.
Visa du lịch có các loại là visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần; visa cấp trước khi xuất cảnh hoặc “visa on arrival” được cấp khi nhập cảnh ở cửa khẩu. Visa có thể được thể hiện bằng một văn bản, một trang giấy, một con dấu xác nhận trong hộ chiếu,…
Visa cấp trước khi xuất cảnh cũng có thể yêu cầu bạn phỏng vấn một cách khắt khe, chứng minh tài chính,… Visa on arrival thì được cấp khi bạn nhập cảnh (thường là đường hàng không), khi này bạn cần xuất trình hộ chiếu, ảnh thẻ và đóng phí; đôi khi bạn phải đưa ra vé máy bay khứ hồi và xác nhận đặt chỗ khách sạn.
Để xem chính sách Visa du lịch ở từng quốc gia đối với người Việt Nam, bạn nên tham khảo trên website của lãnh sự quán hoặc bộ ngoại giao từng nước. Hay nhanh hơn là liên hệ tới VinEdu để được cung cấp thông tin, và hướng dẫn làm visa chi tiết.
Khi xin Visa ở các nước, bạn cũng nên để ý về việc nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến lịch trình du lịch của mình.
Visa thăm thân
Để xin visa thăm thân, bạn phải chứng minh người mình muốn thăm ở nước ngoài là người thân của mình (là cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột, họ hàng, bạn bè…) bằng những giấy tờ hoặc tài liệu hợp pháp.
Một số quốc gia chỉ cho phép bạn đến thăm người thân ruột thịt và phải được người đó bảo lãnh. Nhưng nếu bạn chỉ có họ hàng hoặc bạn bè ở nước đó, thì bạn có thể xin visa du lịch để có thể tranh thủ đến thăm họ trong chuyến đi của mình
Xin visa diện thăm thân có bắt buộc phải cung cấp thư mời không? Thực tế là tùy vào quốc gia mà điều này có bắt buộc hay không. Mục đích của thư mời để cho lãnh sự quán biết rõ về kế hoạch tham quan, thăm thân cũng như thơi điểm mà bạn rời khỏi nước đó.
Visa thăm thân thường không cho phép đương đơn được làm việc hay tham gia khóa học nào trong thời hạn của visa.
Visa công tác – visa thương mại
Nhu cầu mở rộng hợp tác quan hệ kinh doanh đã lâu không còn nằm ở phạm vi trong nước, vì thế mà mỗi năm có hàng triệu lượt xuất nhập cảnh vì mục đích kinh doanh, thương mại. Các công ty và doanh nghiệp thường xuyên cử các quản lý, nhân viên trình độ cao của mình sang nước ngoài để tham quan, học tập, nghiên cứu, ký hợp đồng hợp tác,…
Đối với những quốc gia không cần xin visa như một số nước ở Đông Nam Á… thì bạn chỉ cần mang theo hộ chiếu và vé máy bay là có thể xuất cảnh một cách dễ dàng. Nhưng đối với các nước khác, bạn vẫn phải hoàn thành thủ tục xin visa theo quy định hiện hành của nước đó.
Bạn nên cần một công ty dịch vụ chuyên tư vấn visa công tác để kiểm tra, sắp xếp hồ sơ và đặt lịch hẹn với đại sứ quán giúp bạn. Visa công tác thường sẽ cần thư bảo lãnh từ doanh nghiệp trong nước và thư bảo lãnh từ công ty nước ngoài.
Visa lao động – Visa tay nghề
Một số quốc gia cấp thêm visa lao động, dành cho những người nước ngoài đến với mục đích làm việc, hoặc thực tập. Visa lao động phổ biến mà nhiều người biết là visa lao động trong kỳ nghỉ, visa thực tập kỹ năng, visa tay nghề,… Các nước cấp visa dạng này thường là Úc, Đức, Canada.
Visa lao động có 2 dạng là visa dài hạn và visa ngắn hạn, tùy vào mục đích cũng như điều kiện của bạn. Visa này yêu cầu đương đơn phải có tay nghề thuộc những ngành nghề được cho phép lao động, cần thêm sự bảo lãnh của bên sử dụng lao động, kỹ năng ngoại ngữ cần thiết và lý lịch rõ ràng.
Visa lao động là “cầu nối” để cho đương đơn có thể tìm được cơ hội định cư lâu dài ở nước ngoài. Ví dụ như bạn có thể xin visa tay nghề đến Úc làm đầu bếp trong 3 năm (trong trường hợp bạn đã có chứng chỉ nghề bếp cần thiết), sau đó bạn gia hạn visa thêm 2 năm nhờ vào sự bảo lãnh của doanh nghiệp mà bạn làm việc, sau tổng cộng là 5 năm là bạn đủ điều kiện để xin thường trú tại Úc.
Nên nhờ các công ty tư vấn khi bạn muốn xin visa lao động hay visa tay nghề đến một nước khác. Chuyên viên tư vấn sẽ gửi cho bạn danh sách những chương trình lao động – tay nghề phù hợp nhất với bạn.
Trên đây là tất tần tật thông tin về các loại visa đi nước ngoài, chắc chắn là bạn có thể phù hợp với một trong số các loại visa được kể trên. Nhanh tay liên hệ VinEdu để được tư vấn xin visa đi nước ngoài bằng cách truy cập tại website duhocvinedu.edu.vn hoặc gọi đến hotline 0972 131 212 để được tư vấn tuyển sinh miễn phí. VinEdu hân hạnh giúp bạn chinh phục mọi ước mơ.