Chứng minh tài chính khi du học 2020: Khó hay dễ?
Chứng minh tài chính – nhất là với những gia đình không khá giả là một vấn đề lớn. Để tạo điều kiện cho những học sinh hoàn cảnh khó khăn có ước mở du học, chính phủ một số nước và các trường đại học lớn có chính sách miễn chứng minh tài chính cho sinh viên.
Sự chênh lệch tỉ lệ thu nhập, mức sống và các chính sách đãi ngộ công dân giữa các nước phát triển và các nước khác làm dấy lên nỗi lo di trú bất hợp pháp. Một trong những cách thức để người nhập cư thực hiện mục đích đó là nhập cư trên danh nghĩa du học. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ các nước phát triển ra điều kiện chứng minh tài chính để xác nhận người nhập cư có mục đích chính đáng là du học hay không.
Nội dung chính
Chứng minh tài chính là gì?
Chứng minh tài chính là một trong những thủ tục cần có nếu bạn muốn xin visa du học. Việc chứng minh tài chính được hiểu là học sinh khi muốn đi du học, cần có các giấy tờ chứng tỏ rằng mình và gia đình có đủ điều kiện về tài chính để tự túc học tập và sinh sống trong suốt thời gian học tại nước bạn.
Nếu bạn là công dân có đủ điều kiện được hưởng chính sách thị thực đặc biệt của quốc gia mà bạn muốn đến, bạn có thể được miễn phỏng vấn và chứng minh tài chính. Như vậy, việc miễn visa du học là việc công dân trong trường hợp quy định cụ thể hoặc có những đảm bảo về tài chính do nhà trường xác nhận sẽ không phải làm các thủ tục chứng minh tài chính khi xin visa, nhưng không phải ai cũng sẽ được như vậy.
Chứng minh tài chính vẫn vô cùng cần thiết nếu như bạn không nằm trong “vùng an toàn” khi đi du học, nhất là khi bạn muốn tới Úc, Canada, Mỹ, Anh, Pháp hay Thụy Sĩ để du học. Nếu bạn không chứng minh được tài chính của mình đủ mạnh, bạn sẽ không xin được visa, không xin được visa thì bạn sẽ không thể đặt bước chân bạn trên con đường du học.
Các giấy tờ chứng minh tài chính gồm những gì?
Đại sứ quán không nghe những lời nói suông, tất cả những điều về tài chính cần được thể hiện bằng những giấy tờ pháp lý cụ thể. Mà những giấy tờ này phải chuẩn theo quy định của pháp luật. Vậy những giấy tờ nào bạn cần cung cấp cho Đại sứ quán?
1. Chứng minh thu nhập của cha mẹ
Nhiều vị phụ huynh và học sinh thắc mắc khi chuẩn bị làm hồ sơ du học cho con rằng, thu nhập của họ mỗi tháng rất cao nhưng lại không có giấy tờ chứng minh, vậy thì có đủ điều kiện chứng minh tài chính không? Sự thật rằng nhiều vị phụ huynh có rất nhiều nguồn thu nhập mỗi tháng, tính tổng có khi phải tới hàng trăm triệu, nhưng những nguồn thu đó không có giấy tờ chứng minh hoặc không có cách nào chứng minh được.
Việc quan trọng nhất để giải quyết được vấn đề này là cha mẹ và học sinh phải lên kế hoạch du học từ sớm. Các giấy tờ quan trọng nhất là biên lai đóng thuế nếu cha mẹ làm kinh doanh, sao kê bảng lương trong 6 tháng gần nhất. Nếu thu nhập của cha mẹ được chứng minh là chưa đủ cao, thì có thể nhờ thêm họ hàng đứng ra bảo lãnh thêm và giấy tờ cũng cần cung cấp như vậy.
2. Mở sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng và bắt buộc khi chứng minh tài chính du học. Sổ tiết kiệm này có thể đứng tên học sinh hoặc là cha mẹ. Số tiền trong sổ tiết kiệm không tối đa là bao nhiêu, nhưng tối thiểu vẫn nên là khoảng từ 200 triệu/sổ. Người bảo lãnh cũng nên làm nhiều sổ tiết kiệm với các nguồn khác nhau, ví dụ như nguồn lương, tiền bán nhà, bán xe,… và nhớ giữ lại tất cả các hợp đồng liên quan đến nguồn gốc của sổ tiết kiệm.
Việc mở sổ tiết kiệm nên tiến hành càng sớm càng tốt, ít nhất là 6 tháng trước khi du học để tăng thêm tính thuyết phục đối với Đại sứ quán. Nếu số tiền chỉ mới được gửi vào sổ khoảng 1 – 2 tháng thì tốt nhất bạn chưa nên nộp hồ sơ xin visa, vì đó là thời điểm “nhạy cảm”, Đại sứ quán sẽ lập tức nghi ngờ nguồn gốc của số tiền đó, khả năng trượt visa sẽ cao hơn bao giờ hết.
3. Các giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản có giá trị
Đó chính là sổ đỏ, giấy tờ xe, giấy sở hữu máy móc có giá trị cao,… Những tài sản này cần có giấy tờ chứng minh rằng người bảo lãnh hoặc chính học sinh là người sở hữu, để tăng tính thuyết phục với Đại sứ quán. Tài sản có giá trị không quyết định việc học sinh có đỗ visa hay không, nhưng có tầm quan trọng lớn trong việc “làm đầy” hồ sơ, nâng cao khả năng đậu visa.
Những thắc mắc liên quan đến chứng minh tài chính
Họ hàng có thể đứng ra bảo lãnh tài chính cho học sinh được không khi tài chính của cha mẹ chưa đủ mạnh?
Thực tế cho thấy việc này là khả quan, tuy nhiên người đứng ra bảo lãnh bổ sung cùng với bố mẹ nên có quan hệ trực hệ với học sinh, ví dụ như ông bà nội, ông bà ngoại. Nếu là cô, dì, chú, bác, anh chị em thì cần nộp thêm các giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Tốt nhất phụ huynh và học sinh nên liên hệ với công ty tư vấn du học để được định hướng và hướng dẫn chi tiết.
Tài chính bao nhiêu là đủ?
Theo kinh nghiệm, việc chứng minh tài chính cho con đi du học không có một khoản cụ thể nào, miễn là thể hiện được cha mẹ hoặc người bảo lãnh có thể chu cấp tài chính cho học sinh trong suốt quá trình học. Gợi ý cho 2 quốc gia hiện đang thu hút du học sinh Việt Nam nhất về lượng tài chính mà phụ huynh cần có như sau:
- Muốn đi Úc cha mẹ cần có sổ tiết kiệm với tổng giá trị khoảng từ 900 triệu, thu nhập của cha mẹ khoảng 1 tỷ/năm và có thêm các tài sản cố định;
- Chứng minh tài chính đi Canada cần cha mẹ có sổ tiết kiệm với tổng giá trị từ 600 triệu, thu nhập cha mẹ từ 40 triệu/tháng và có tài sản cố định.
Nếu học sinh được nhận học bổng thì việc chứng minh tài chính có nhẹ nhàng hơn không?
Đương nhiên là với học sinh xin được học bổng thì việc chứng minh tài chính sẽ nhờ thế mà bớt đi “gánh nặng”. Nếu học sinh xin được học bổng toàn phần (bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt) thì có thể không cần phải chứng minh tài chính. Học sinh xin được học bổng bán phần (Từ 20 – 90% học phí) thì số tiền cần để chứng minh tài chính cũng bớt đi tương tự. Tóm lại, học bổng càng cao, việc chứng minh tài chính càng nhẹ.
Đại sứ quán có phỏng vấn về tài chính du học không?
Có, một số nước sẽ yêu cầu học sinh trả lời phỏng vấn để quyết định có cấp visa hay không, và khả năng cao sẽ có nhiều câu hỏi liên quan đến tài chính của cha mẹ. Nếu trả lời ấp úng hoặc lúng túng, không khớp với hồ sơ thì học sinh có thể bị đánh trượt visa không thương tiếc.
Giải pháp lúc này là khi chứng minh tài chính, cha mẹ nên nói chuyện và trình bày với con về tình hình hồ sơ tài chính của mình. Các công ty tư vấn du học cũng sẽ giúp học sinh nắm được tình hình tài chính của cha mẹ để vượt qua được vòng phỏng vấn của Đại sứ quán.
Miễn chứng minh tài chính – Cơ hội không dành cho tất cả
Chứng minh tài chính du học Úc
Từ tháng 7/2016, Úc ban hành hệ thống xét duyệt visa mới SSVF dành cho du học sinh. Chương trình này thay thế cho cơ cấu xét duyệt visa cũ (SVP) và cơ cấu bậc xét duyệt (Assessment Level Framework).
Du học sinh cần chứng minh tài chính và trình độ tiếng Anh của các trường bên Úc, sau khi trường thông qua, các em sẽ nhận được giấy đảm bảo – Confirmation of Enrolment (CoE) từ trường. Khi nộp hồ sơ xin Visa du học tại Lãnh sự quán các em chỉ cần nôp kèm CoE chứ không cần chứng minh tài chính và trình độ tiếng anh nữa nhưng tỷ lệ đỗ Visa cao hơn so với hồ sơ thông thường.
Như vậy, để được miễn chứng minh tài chính du học Úc, bạn cần được những trường nằm trong danh sách miễn chứng minh tài chính tuyển sinh, được cấp giấy bảo đảm. Tóm lại, muốn du học Úc mà không có sổ tiết kiệm, không có nhà xe, thì học sinh cần học thật giỏi để được các trường tuyển sinh.
Chứng minh tài chính du học Canada
Tương tự như Úc, học sinh muốn du học Canada mà không phải qua bước chứng minh tài chính, thì có con đường visa SDS đang đợi bạn. Người bảo lãnh không cần chứng minh bằng những giấy tờ phức tạp, mà chỉ cần bỏ tiền ra để mua Chứng chỉ Đầu tư Đảm bảo (GIC) của ngân hàng Scotiabank trị giá $10,000 CAD. Chứng chỉ này gần như thay thế cho toàn bộ các giấy tờ chứng minh thu nhập, thuế, sổ tiết kiệm, tài sản,…
Ngoài ra, học sinh cũng cần đủ điều kiện nhập học vào các trường trong danh sách được phép cấp SDS, và chứng minh rằng mình đã nộp đủ 1 năm học phí trước khi xin visa.
Chứng minh tài chính du học Đức
Du học Đức có vẻ dễ dàng hơn nhiều về việc chứng minh tài chính. Nếu là chương trình đại học, học sinh cần mở một tài khoản phong tỏa có số tiền là 8640 Euro, sau khi đến Đức mới được phép rút ra tương đương 720 Euro/ tháng để chi cho các khoản sinh hoạt. Nếu học sinh đi du học Đức bằng học bổng thì phải có giấy chứng nhận là được trường cấp học bổng, và vẫn phải mở thêm tài khoản ngân hàng với số tiền là 4800 Euro.
Tóm lại bạn không cần phải cung cấp các giấy tờ phức tạp, mà chỉ cần một tài khoản phong tỏa có đủ số tiền theo quy định là đã đủ điều kiện tài chính du học Đức. Việc bạn rút tiền mỗi tháng cũng sẽ được xác nhận và lưu lại trong lịch sử du học, nên việc chi tiêu này bạn cần phải chú ý làm đúng theo quy định.
Khó chứng minh tài chính khi du học, nên làm sao?
Chứng minh tài chính là rào cản lớn nhất khi xin visa du học, vì thế mà hầu hết những hồ sơ visa du học bị trượt đều là xuất phát từ việc chứng minh tài chính không thỏa đáng. Trong đó, nhiều trường hớp dùng giấy tờ giả, hoặc vay nóng để mở tài khoản được nhanh nhất,…
Để suôn sẻ trong việc du học, phụ huynh và học sinh cần phải thận trọng tuyệt đối trong bước này. Nếu gặp khó khăn hay khúc mắc, điều nên làm nhất là liên hệ cho VinEdu để được trợ giúp. VinEdu sẽ cung cấp những giải pháp tốt nhất và ít rủi ro nhất để bạn có thể dễ dàng bước chân vào lộ trình du học.
Cơ hội du học nước ngoài của các bạn được mở rộng hơn nhờ những chương trình rút gọn thủ tục chứng minh tài chính khi xin Visa. Hãy tìm hiểu kỹ quy trình và những điều kiện kèm theo khi xin thị thực bất kỳ một quốc gia nào. Liên hệ với VinEdu để được tư vấn chứng minh tài chính du học đơn giản hơn. Hotline: 097 213 12 12.