++5 bí kíp viết thư giới thiệu thành công khi du học mỹ
Thư giới thiệu hay còn gọi là thư ngỏ, là thứ mà nhiều trường đại học đòi hỏi khi bạn nộp đơn ứng tuyển vào các khóa học của họ. Người ta còn gọi thư ngỏ là Personal Statement – Bài giới thiệu về bản thân. Theo kinh nghiệm du học của nhiều người, chỉ cần dựa vào những điều mà trường muốn biết về bạn, về mục đích khi du học của bạn mà viết thôi. Du học VinEdu sẽ mách bạn phương pháp, bí quyết để viết một Personal Statement (PS) chân thực và hiệu quả nhất khi du học Mỹ. Ở đây cũng có gợi ý khi viết thư về một số ngành tại một số trường cụ thể tại Mỹ.
Nội dung chính
1. Là chính mình khi viết thư
Có thể bạn đã có tư tưởng giập khuôn rằng, làm theo mẫu là tốt nhất. Nhưng không phải, nhất là khi điểm đến bạn hướng tới là Mỹ – một đất nước rất tôn trọng những giá trị thuộc về cá nhân. Nhà trường muốn biết về con người thật của bạn, biết về những thứ gần gũi nhất với bạn, và đương nhiên là muốn biết bạn có những phẩm chất tốt đẹp gì. Dựa vào đó, nhà trường sẽ đánh giá bạn một cách khách quan và ưu tiên hơn, là một bức thư như ngàn bức thư khác.
Khoa báo chí trường Columbia University muốn sinh viên tương lai viết về gia đình, quá trình học tập, năng khiếu và đam mê của mình. Bạn nên viết về những điều thú vị nhất mà mình đã trải qua, những con người đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn… Nếu bạn có một đam mê lớn liên quan đến báo chí, đó chính là “điểm cộng mà bạn có đối với bức thư.
2. Biểu hiện đa dạng
Ngay cả văn phong bình thường, cũng không ai có nhiều cảm xúc khi đọc một bức thư nhạt nhẽo. Có nghĩa là nhà trường trông đợi để được thấy sự khác biệt của bạn so với những ứng viên khác. Điều này thể hiện ở tính cách trong PS, và đương nhiên cũng phụ thuộc vào cách dùng tiếng Anh của bạn. Tóm lại, các mẫu thư trên mạng chỉ để tham khảo, nhất định đừng giập khuôn. Bạn có đủ thời gian để suy nghĩ và viết một bức thư của riêng mình cơ mà?
Tại khoa Luật trường Columbia muốn ứng viên có một PS đặc biệt, gây được thiện cảm, khẳng định bản thân. Bạn nên viết về việc “Tại sao các ngài nên chọn tôi?” thay vì cứ lan man về thành tích học tập dài đằng đẵng.
Khoa Truyền thông trường Annenberg khuyên bạn khi viết PS là, hãy tạo nên sự đa dạng và mới mẻ trong thư giới thiệu. Một bức thư giập khuôn có thể khiến người khác đánh giá về độ lười biếng và không muốn bứt phá của bạn.
3. Phải tự viết bài luận nhưng cũng phải đảm bảo tính chính xác và theo mẫu
Tức là bạn đừng viết một bức thư chung chung, copy mỗi phần từ mỗi chỗ. Một bức thư nên tự viết, thể hiện rằng bạn đã nghiên cứu rất kỹ về trường, về khoa ngành mà bạn đã đăng ký. Điều gì đã khiến bạn chọn khoa ngành đó, bạn có quen ai đã từng học tại trường không?
Một bức thư vẫn nên làm theo mẫu, tức là tôn trọng quy định về số từ. Thường thì thư giới thiệu dài khoảng 300 – 500 từ, vừa đủ cho một trang giấy. Viết dài quá thực sự là điều không nên. Trong 500 từ đó bạn phải thể hiện được việc tại sao nhà trường nên chọn hồ sơ của bạn, và cũng phải cho họ thấy những thành tích nổi bật nhất của bạn. Nhớ rằng đừng viết sai sự thật, nhất là về những giải thưởng học tập hay ngoại khóa mà bạn đã đạt được.
4. Đừng nghĩ nhiều về bảng điểm hay sơ yếu lý lịch
Đa số sinh viên chưa thực sự xuất sắc về học tập thường đặt rất nặng bảng điểm và lịch sự học hành của mình, dù thành tích ngoại khóa tốt. Trong khi ngược lại, những sinh viên có thành tích học tập tốt lại chỉ chăm chăm vào những điểm số, mà thiếu đi hoạt động ngoại giao. Bài giới thiệu bản thân chính là “đôi cánh” để bù đắp lại những thiếu sót đó.
Điểm trung bình không cao hẳn nhưng bạn đã có những khoảng thời gian tuyệt vời bên những điều có ích khác. Hay bạn chọn dành thêm thời gian để vun đắp điểm số mà hạn chế hoạt động bên ngoài. Cả hai điều này đều tốt cả, vì nó thể hiện cách bạn sử dụng quỹ thời gian của mình. Trong thư bạn nên thể hiện rõ vì sao điểm số cao những ngoại khóa lại hạn chế và ngược lại, hãy cho người đọc thấy bạn đang cố gắng thế nào để theo đuổi ngành học mà mình đã chọn.
5. Viết thư như kể một câu chuyện
Điều này đảm bảo tính logic của PS, cũng như không khiến người đọc cảm thấy nhàm chán. Hãy tự tin thể hiện bản thân. Thậm chí có sinh viên còn kể chuyện đã giết một con ruồi, vì việc đó đánh dấu niềm đam mê với sinh vật học. Hoặc bạn có thể kể một câu chuyện hay một người nào đó đã thay đổi cuộc đời mình, khiến bạn nhất định muốn theo đuổi con đường đó.
Trong 1 trang giấy, bạn hãy thể hiện ngắn gọn và xúc tích nhất những gì mình đã trải qua và những gì mà mình đang và sẽ theo đuổi. Việc cho thấy quyết tâm là rất tốt, nhưng bạn cũng phải thể hiện rằng mình không “cố sống cố chết” để được chấp nhận, rằng bạn không bao giờ để mình đặt cả hai chân trên cùng một con đường duy nhất.
Hãy trực tiếp gọi điện tới Tổ chức Giáo dục quốc tế VinEdu hotline 0972 131 212 để được tư vấn về bất cứ một nhu cầu, kinh nghiệm du học nào. Bài viết dựa theo chia sẻ về cách viết thư giới thiệu bản thân khi du học Mỹ của Alexis Morgan, hiện là sinh viên năm cuối tại Penn State University.