Không còn sợ trượt COE và visa du học Nhật Bản nếu đáp ứng đủ những tiêu chí sau
Chủ đề trượt COE và visa luôn là chủ đề nóng hổi đối với các du học sinh Nhật Bản. Theo thống kê thì số lượng đăng kí du học Nhật Bản trong những năm gần đây tăng cao nhưng trong số đó thì cũng có một số lượng lớn bị trượt COE và visa. Đây chính là nỗi lo của không ít các du học sinh cũng như phụ huynh. Vậy làm thế nào để xua tan được nỗi lo trượt COE và visa? Để giải đáp được thắc mắc này thì các bạn hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.
Nội dung chính
Visa và COE là gì?
Visa là thị thực, một dạng giấy thông hành được Đại sứ quán của một nước cấp cho người muốn đến nước đó, chứng nhận người này đủ điều kiện nhập cảnh vào nước họ. Như vậy, bất cứ ai muốn đến Nhật Bản, nếu không nằm trong trường hợp được miễn visa thì đều phải xin thị thực để được nhập cảnh vào Nhật, du học sinh bắt buộc phải xin visa du học Nhật Bản.
Giấy chứng nhận tư cách cư trú – Certificate of Eligibility (COE), được cấp sau khi có giấy báo nhập học của trường bạn đăng ký. Lúc này bạn sẽ cùng với trường chuẩn bị các giấy tờ theo quy định để được xin visa. Tiếp đó, bạn sẽ phải nộp hồ sơ để xin giấy chứng nhận tại cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương mà trường đặt trụ sở. Các giấy tờ cần thiết cũng còn tùy vào yêu cầu của trường mà bạn theo học.
Các nguyên nhân dẫn đến trượt COE và visa khi du học Nhật Bản
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Và để khắc phục được thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để tránh được những sai lầm. Sau đây là bảng lỗi thống kê các trường hợp trượt COE được cục xuất nhập cảnh Nhật Bản công bố.
STT | Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng | |||
1 | A | Có tiền sử đã từng xuất cảnh | ||
B | Có tiền sử bị trục xuất | |||
C | Tình hình tạm trú, học tập trước đây không tốt | |||
D | Không khai báo tiền sử xuất cảnh trước đây | |||
2 | Qua xem xét lý lịch của người nộp đơn nhận thấy không đáng tin cậy | |||
A | Không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây | |||
B | Không chấp nhận các bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây | |||
C | Không chấp nhận hồ sơ liên quan đến người nộp đơn không đầy đủ | |||
3 | Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý chí học tập | |||
A | Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập | |||
B | Không có đầy đủ bằng chứng về ý chí và năng lực học tập | |||
C | Không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật | |||
D | Không có đầy đủ bằng chứng về năng lực học tập tiếng Nhật | |||
4 | Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp, không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp | |||
A | Bằng tốt nghiệp | G | Học bạ | |
B | Chứng nhận học tiếng Nhật | H | Chứng nhận sinh viên | |
C | Bản công chứng | I | Giấy khai sinh | |
D | Sơ yếu lý lịch | J | Sổ hộ khẩu | |
E | Chứng minh số dư ngân hàng | K | Sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi, tiền rút | |
F | Chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập | L | Giấy tờ khác | |
5 | Nộp thiếu hồ sơ (Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả của người bảo lãnh) | |||
6 | Liên quan đến người bảo lãnh | |||
A | Không tin tưởng việc có thể chi trả chi phí học tập và sinh hoạt tại trường ở Nhật | |||
B | Không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học (quá trình hình thành tài sản) | |||
C | Vì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy | |||
D | Không có lý do chính đáng về việc hoàn trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh | |||
7 | Lý do khác |
Nguyên nhân trượt visa Nhật Bản và những cách hạn chế rủi ro
Đã có nhiều người nghĩ rằng COE chính là visa nhưng thực tế thì không phải vậy. Bởi vậy chúng tôi phải khẳng định rằng có COE không đồng nghĩa với việc sẽ có visa. Và thực tế là sau khi đã có kết quả COE thì lúc này các tân du học sinh sẽ bắt đầu thời gian hoàn thành học phí cho nhà trường mà các bạn đã đăng ký. Tiếp đó, nhà trường sẽ gửi giấy tờ gốc về địa chỉ Việt Nam và lúc này các ứng viên sẽ tiến hành làm các thủ tục xin visa du học Nhật Bản.
Theo các thông tin mà chúng tôi tìm hiểu thì tỉ lệ hồ sơ bị đánh trượt visa là không hề thấp. Mà trong số đó thì nguyên nhân chính là do khả năng trình độ tiếng kém. Bởi thực tế, trong thời gian duyệt visa du học thì các ứng viên sẽ nhận được yêu cầu đến để phỏng vấn trực tiếp. Việc phỏng vấn trực tiếp này có mục đích là kiểm tra khả năng tiếng nhật của từng ứng viên. Qua kết quả đó có thể kết luận được phần nào sự nỗ lực và nghiêm túc học tập của từng người. Và những ai nếu không qua được vòng phỏng vấn này thì sẽ bị đánh là trượt visa du học.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến các ứng viên cũng như phụ huynh với mục đích giúp làm giảm thiểu được tối đa trường hợp trượt COE và visa khi du học Nhật Bản.
Chúc bạn thành công!