Một số thông tin dành cho sinh viên du học Pháp muốn đi làm thêm
Du học Pháp hiện nay đang là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn sinh viên trẻ tuổi. Bởi lẽ nơi đây không chỉ thu hút mọi người về văn hóa, ẩm thực đặc sắc. Mà Pháp còn tạo ấn tượng mạnh mẽ bởi một nền giáo dục nghệ thuật xuất sắc. Không những thế khi làm thêm tại Pháp các bạn du học sinh còn hưởng được khá nhiều lợi nhuận.
Nội dung chính
Chi phí du học Pháp 2019
Pháp là quốc gia rất chú trọng giáo dục. Vì vậy, ở đây có chương trình phổ cập giáo dục từ mầm non đến cao học. Những trường thuộc khối công lập có học phí rất rẻ và có nhiều chính sách cũng như học bổng để hỗ trợ sinh viên.
Tuy nhiên, Chi phí du học Pháp đã thay đổi vào tháng 9/2019. Học phí tăng đáng kể nhưng nhìn chung, tiền học tại đây vẫn thấp hơn so với một số quốc gia châu Âu khác.
Mức tăng học phí du học pháp 2019, cụ thể
Kể từ tháng 09/2019, sinh viên quốc tế ngoài khối EU muốn du học Pháp sẽ phải đóng học phí trọn gói ngay từ đầu năm học như sau:
- 2.770 EUR (khoảng 73 triệu đồng)/ năm cho bậc học Cử nhân
- 3.770 EUR (khoảng 100 triệu đồng)/ năm cho bậc học Thạc sĩ và Tiến sĩ
Đối với các trường đại học tư, học phí có thể dao động từ 3,000 euro (khoảng 80 triệu đồng) đến 20,000 euro (khoảng 530 triệu đồng) một năm. Trước khi có chính sách học phí mới, du học sinh Pháp ngoài EU chỉ cần đóng 170 euro (4,5 triệu đồng)/ năm cho bậc học Cử nhân và 243 euro (6,5 triệu đồng)/ năm cho bậc học Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Mặc dù mức học phí du học Pháp đã được tăng đến 15 lần so với trước kia nhưng con số này vẫn chỉ chiếm 1 phần 3 giá trị thực sự của khóa học và phần chi phí còn lại vẫn sẽ được chính phủ Pháp đài thọ. Các quốc gia Châu Âu khác chẳng hạn như du học Hà Lan hiện tại có giá từ 8,000 euro đến 13,000 euro (200 – 350 triệu đồng)/ năm hoặc du học tại Vương quốc Anh có giá lên đến 10,000 euro (266 triệu đồng)/ năm.
Sinh hoạt phí
Những năm gần đây, cụ thể là từ lúc tăng học phí, những chi phí khác tại Pháp cũng tăng cao. Nếu bạn chọn sống tại thủ đô hoặc những thành phố lớn tại Pháp, chi phí sẽ không hề rẻ.
Chi phí sống tại Thủ đô Paris như sau:
- Nhà ở: 500 EUR/tháng (13 triệu VNĐ)
- Điện, nước, gas: 120 EUR/tháng (3 triệu VNĐ)
- Thực phẩm: 250 EUR/tháng (6,6 triệu VNĐ)
- Giải trí: 200 EUR/tháng (3,5 triệu VNĐ)
Như vậy, tổng chi phí 1 tháng sống tại Thủ đô Pháp là 1.070 EUR, tương đương với 12.840 EUR/năm (tương đương 330.180.000 VNĐ). Trong trường hợp bạn sống ơ các vùng nông thôn hoặc những thành phố bình dân, số tiền sẽ là 750 – 970 EUR/tháng.
Học bổng
- Học bổng Eiffel: miễn 100% học phí dành cho học sinh quốc tếbậc Thạc sĩ, Tiến sĩ
- Học bổng chính phủ Pháp: miễn 100% học phí dành cho học sinh quốc tếbậc Đại học (khoảng 21.000 suất)
- Học bổng các trường: 50 – 85% học phí
Mức học phí và sinh hoạt phí tại Pháp nhìn chung không quá cao. Vì vậy, sinh viên mong muốn dành thời gian rảnh để đi làm thêm. Số tiền kiếm được không chỉ giúp các bạn chi trả sinh hoạt phí tại Pháp mà còn có thể tiết kiệm hoặc gửi về cho gia đình.
Quy định làm thêm khi du học Pháp như thế nào?
Mọi sinh viên đều có quyền đi làm thêm khi học tập tại Pháp, kể cả những người không mang quốc tịch Pháp và ngoài Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, đối với du học sinh học tập tại Pháp, có nhiều quy định mà các bạn cần lưu ý khi làm thêm.
Làm thêm tại Pháp cần điều kiện gì?
- Giấy phép cư trú sinh viên (un titre de séjour étudiant) nếu bạn là công dân ngoài EU
- Visa de long séjour valant titre de séjour (VLSTS) étudiant hoặc carte de séjour étudiant cho phép bạn làm thêm 964 giờ/năm tương đương 60% thời gian làm việc hợp pháp tại Pháp. Bạn không cần phải xin giấy phép làm việc ( autorisation de travail), tuy nhiên bạn phải đợi visa có xác nhận của Ofii hoặc có carte de séjour étudiant thì mới được đi làm.
- Visa long séjour temporaire ( thường là những bạn chỉ đi học 1 học kì và có thời hạn lưu trú < 6 tháng) bạn được phép đi làm 482 giờ/năm và bạn phải đến Direccte (Direction régional des entreprises, de la concurrence, de la consommation, du travail et de l’emploi) nơi bạn cư trú để xin giấy phép làm việc tạm thời (autorisation provisoire de travail)
Lương làm thêm tại Pháp là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu (SMIC -Salaire minimum de croissance) áp dụng từ tháng 01/2019 mà bạn sẽ nhận được là 10,03 EUR/giờ. Đây là mức lương tổng (salaire brut) và sau khi khấu trừ các khoản đóng góp an sinh xã hội bắt buộc ( khoảng 20%) thì bạn sẽ kiếm được 7,93 EUR/giờ (Khoảng 204.000/ giờ).
Như vậy, nếu các bạn lam việc chăm chỉ và tuân thủ theo quy định, thu nhập của bạn sẽ là 7.644 EUR/năm (tương đương khoảng 196.565.000/năm).
Thời gian làm thêm khi du học Pháp là bao nhiêu?
Theo như một số quy định mà chính phủ Pháp đưa ra, sinh viên du học tại Pháp đều có thẻ lưu trú. Đồng thời có quyền hạn làm thêm trong suốt quá trình du học tại Pháp. Đây là quyền lợi hoàn hảo dành cho tất cả mọi sinh viên du học kể cả những sinh viên vừa đến. Trong đó thời gian làm thêm của sinh viên được quy định khoảng hơn 970 giờ trong 1 năm. Mức thời gian này tương đương với khoảng 20 giờ mỗi tuần làm việc và không bắt buộc giấy phép.
Ngoài ra, theo như chia sẻ ở trên, nếu bạn đang sở hữu Visa long séjour temporaire ( thường là những bạn chỉ đi học 1 học kì và có thời hạn lưu trú < 6 tháng) bạn được phép đi làm 482 giờ/năm và bạn phải đến Direccte (Direction régional des entreprises, de la concurrence, de la consommation, du travail et de l’emploi) nơi bạn cư trú để xin giấy phép làm việc tạm thời (autorisation provisoire de travail)
Hơn nữa chính phủ Pháp còn hỗ trợ cho sinh viên từ 30% đến 50% tiền thuê nhà khi du học Pháp. Không những thế sinh viên còn có thể ở lại nước làm việc khoảng hơn 1 năm. Nếu như các bạn đã hoàn thành chương trình học mà chưa muốn về nước.
Làm thêm tại Pháp cần những giấy tờ gì?
Những giấy tờ cần mang theo hi đi xin việc làm thêm
- Hộ chiếu kèm theo visa và giấy tạm trú tạm vắng.
- Thẻ sinh viên vẫn còn hạn sử dụng.
- Giấy chứng nhận bạn vẫn đang tham gia học tại một trường nào đó ở Pháp.
- Hợp đồng làm việc cần nói rõ ngày, giờ làm việc, địa điểm làm việc…
- CV xin việc
- Lettre de motivation (thư nguyện vọng xin việc)
Tìm việc làm thêm ở đâu?
- Mạng xã hội : đăng tin công việc bạn mong muốn vào hội/nhóm sinh viên nơi thành phốbạn đang sống
- Đem CV đến trực tiếp cửa hàng, quán ăn
- Thông báo việc tìm người tại bảng thông tin của trường, các khu vực công cộng,
cănteen - Bạn nào muốn kiếm việc trông trẻ, làm vườn, làm việc nhà thì vào Azaé để gửi CV. Đây là công ty chuyên cung cấp dịch vụ về nhà cửa có mạng lưới chi nhánh dày đặc trên khắp nước Pháp với 130 đại lý, 30.000 khách hàng và hơn 8.000 nhân viên
- Kiếm các công việc đăng tuyển trên các trang web như : Pole emploi, JobEtudiant, Campus Emploi, Annonce Etudiant, Studen Job, L’étudiant, Indeed, iQuesta, Adzuna… etc
Kinh nghiệm làm thêm khi du học Pháp
Mặc dù chính phủ Pháp đưa ra khá nhiều quyền lợi dành cho sinh viên ngoại quốc du học. Tuy nhiên để tìm được một công việc làm vừa ổn định vừa đảm bảo lợi nhuận rất khó. Vì thế để đảm bảo nhất, các bạn sinh viên nên tham khảo kinh nghiệm làm thêm khi du học Pháp.
- Khai báo rõ hoàn cảnh của mình khi đăng ký Sở Nhập tịch và Di trú. Nhằm giúp các nhà chức trách có thể giúp bạn nâng thêm thời gian làm việc. Lúc đó bạn sẽ có thêm thời gian để kiếm thêm lợi nhuận trang trải học phí hoặc sinh hoạt.
- Tìm kiếm công việc ngay trong khuôn viên trường. Với những công việc ấy, bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi xin. Mà người tuyển chọn sẽ nhanh chóng lựa chọn bạn ngay khi cung cấp thông tin đầy đủ. Các công việc mà các bạn sinh viên thường làm sẽ là làm văn phòng, trợ giảng. Hoặc là tham gia các khóa dự án đào tạo tại trường, kèm cặp các sinh viên khác,…Đây sẽ là điểm cộng hoàn hảo để các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc của mình.
- Tự tin thể hiện năng lực của mình. Hoặc là thuyết phục họ bằng hành động nếu như bạn chưa thật sự thành thạo tiếng Pháp. Bạn phải thể hiện làm sao để mọi người thấy được con người của mình để họ tin tưởng và lựa chọn.
- Tạo ấn tượng bằng CV và Lettre de motivation (thư nguyện vọng xin việc). Các ông chủ rất thích những người có kinh nghiệm, kể cả những kinh nghiệm không liên quan đến công việc mình xin. Đơn giản vì họ đánh giá cáo khả năng va chạm và ứng biến, cũng như kinh nghiệm thực tế mà mình thu được từ những công việc trước. Chính vì vậy, khi đi xin việc làm thêm bên Pháp, tất cả những kinh nghiệm thực tế làm thêm dù là ở Việt Nam cũng nên đưa vào CV để tăng khả năng được nhận.
- Xem xét ký hợp đồng lao động: Bạn không nên làm việc mà không kí kết hợp đồng vì như thế nguy cơ bị chủ quỵt tiền là rất lớn.
- Lưu ý về giấy tờ hành chính khi làm việc: Trong thời gian thử việc thì bạn vẫn được nhận lương. Sau khi kí kết hợp đồng thì chủ phải cung cấp bảng lương (fiche de paie) mỗi tháng và khi kết thúc hợp đồng thì chủ phải có xác nhận làm việc ( certificat de travail), xác nhận tất toán (solde de tout compte) và giấy chứng nhận của cơ quan phụ trách việc làm tại Pháp (attestation de Pôle emploi). Trường hợp bạn muốn chấm dứt công việc trước thời hạn của hợp đồng thì phải có đơn xin nghỉ việc. Tất cả giấy tờ này bạn cần lưu giữ để có thể nhận được hỗ trợ thất nghiệp sau này.
Một số ngành nghề làm thêm dành cho sinh viên du học Pháp
Nếu bạn muốn làm thêm giờ sau khi học hoặc là muốn làm thêm giờ ngoài trường. Vậy thì bạn có thể tham khảo thêm các ngành nghề dành cho sinh viên du học Pháp sau. Với những nghề này các bạn sinh viên có thể thu về lợi nhuận khá cao.
Công việc tại nhà hàng
Công việc khá linh động, phù hợp với thời gian học tập và nghỉ lễ. Những vị trí có thể làm việc:
- Bồi bàn (serveur)
- Phụ bếp (aide de cuisine)
- Bán hàng, thu ngân
- Nhân viên giao hàng (livreur)
- Nhân viên dọn dẹp
Công việc trông trẻ
Yêu cầu của công việc này là đi đón đứa trẻ và dẫn từ trường về nhà, sau đó có thể bạn phải cho các em học bài, tắm rửa, ăn uống và cả chơi đùa cùng trước khi ba mẹ các em về nhà. Có rất nhiều hình thức trông trẻ như trông buổi tối, trông vào kì nghỉ, trông vào một khoảng thời gian trong ngày…
Việc trông trẻ có thể chia ra các nhóm như sau:
- Baby sitter: trông trẻ em ở các độ tuổi khác nhau, thông thường là trông cả ngày từ khoảng 8h sáng đến 6-7h tối. Công việc này thích hợp với các bạn đang tham gia các khóa học tiếng hoặc những bạn có thời khóa biểu không quá “căng”.
- Jeune fille aupair (ở cùng với chủ nhà): công việc này chỉ áp dụng cho nữ và các bạn có nhu cầu học tiếng. Khi đó, các bạn sẽ được ăn ở miễn phí, được trả tiền lương, được mua bảo hiểm nhưng đổi lại cũng phải dành nhiều thời gian để trông trẻ hơn và sẽ bị ràng buộc hơn trong cuộc sống hàng ngày.
- Trông buổi tối: Trong các gia đình người Pháp, thông thường các cặp vợ chồng 1 tuần khoảng 1-2 buổi đi ra ngoài tham gia các hoạt động văn hóa – giải trí. Khi đó, họ sẽ cần những bạn sinh viên đến trông nhà và con cái họ trong vài tiếng. Thông thường, việc này diễn ra từ 20h đến 24h và công việc chính đơn giản là cho trẻ em đi ngủ và trông nhà cho đến khi chủ nhà trở về
- Trông trẻ vào kì nghỉ: Đây là công việc thú vị, cho phép bạn đưa con cái của một gia đình nào đó đến một nơi xa nhà (chẳng hạn như về quê thăm ông bà) khi bố mẹ của trẻ không thể đi cùng. Một công việc 2-0-1, vừa có thêm thu nhập, vừa được khám phá những địa điểm mới.
Công việc trông coi khách sạn
Đây là công việc có lợi nhuận thu nhập khác cao so với các nghề khác. Những công việc này khá là dễ tìm vào mùa hè ở Pháp. Cụ thể các bạn sinh viên chỉ làm là là nhận đặt hàng, thu xếp phòng và đón khách.
Gia sư
Nếu có khả năng, đi làm gia sư thì thu nhập trung bình tương đối cao là 17 EUR/giờ. Tuy nhiên, việc này đối với một du học sinh là rất khó. Ngoài việc phải có vốn tiếng Pháp phòng phú để thuyết giảng, bạn còn phải nắm được kiến thức chuẩn theo chương trình đào tạo.
Chính vì vậy, mặc dù mức lương cao nhưng số lượng sinh viên làm nghề này không nhiều. Tuy nhiên nếu có cơ hội, bạn vẫn nên thử sức với công việc này.
Tuy nhiên để hạn chế việc tìm kiếm việc làm thêm khi đi du học Pháp gặp nhiều khó khắn . Tốt nhất bạn nên tìm một cơ sở tuyển sinh du học đảm bảo để họ có thể giới thiệu việc làm cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về du học, vui lòng liên hệ trực tiếp với VinEdu teo số hotline: 097 213 12 12.
TỔ CHỨC GIÁO DỤC QUỐC TẾ VINEDU
♠ A1: Phòng 901 tầng 9, Tòa nhà N4D Lê Văn Lương, P. Trung Hòa Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Tp Hà Nội
♠ A2: Số 88 Xã Đàn, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
♠ A3: Số 499 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận- Tp.HCM.
♠ A4: Số 177 Nguyễn Văn Linh, P. Nam Dương, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
♠ A5: Số 4 Nguyễn Trãi, P. Máy Tơ, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng