Kinh nghiệm du học Thụy Sĩ: Cần chuẩn bị những gì?
Du học Thụy Sĩ là một hành trình không dễ dàng, nhất là đối với những du học sinh đến từ nước không nói tiếng Anh như Việt Nam. Sẽ là may mắn nếu như bạn trở thành sinh viên của một trường tại Thụy Sĩ, nhưng cũng đừng quên trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm tốt nhất để trở thành một du học sinh thành công tại Thụy Sĩ.
Nội dung chính
Những ngày đầu du học Thụy Sĩ bạn cần làm gì?
Những ngày đầu đến Thụy Sĩ là những ngày bỡ ngỡ nhất, vì thế nếu như bạn có thể ổn định được điều gì thì hãy tiến hành càng sớm càng tốt.
Tìm chỗ ở
Đầu tiên việc bạn cần làm nhất chính là ổn định chỗ ở. Chỉ sau khi ổn định chỗ ở bạn mới có thể yên tâm học tập. Nếu bạn khá dư giả về mặt tài chính có thể thuê trọ ngoài và ở một mình. Tại khu vực gần trường đại học của Thụy Sĩ có khá nhiều nhà trọ cho thuê.
Để tiết kiệm chi phí bạn có thể ở trong ký túc xá của trường. Nếu không đăng ký được bạn cũng có thể trọ ngoài và ở ghép đôi. Việc cho sinh viên thuê phòng trọ ghép đôi tại Thụy Sĩ rất phổ biến. Ngoài ra, để tiện cho việc học tập về sau, bạn nên thuê nhà ở gần trường. Tuy nhiên nếu bạn muốn đi làm thêm sau khi ổn định hãy thuê nhà xa trường một chút. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng tìm được việc làm và thuận tiện cho việc đi làm.
Mua sắm đồ đạc
Những ngày đầu du học Thụy Sĩ bạn cần làm là mua sắm những đồ đặc cần thiết cho mình. Xung quanh các trường đại học có rất nhiều cửa hàng tiện ích và siêu thị. Để không bị mua đắt bạn hãy vào đó mua.
Một lời khuyên cho bạn khi sắm đồ là chỉ nên mua những đồ dùng cần thiết. Bởi khi vừa mới đặt chân sang Thụy Sĩ bạn có rất nhiều việc phải làm. Những đồ dùng này có thể sắm từ từ sau khi bạn ổn định cuộc sống. Kèm theo đó, hãy ghi tất cả những gì mình cần mua ra một tờ giấy. Nhờ đó, bạn sẽ không phải chạy đi chạy lại vì mua thiếu. Đồng thời cũng dễ hạch toán chi tiêu hơn.
Mua sim và điện thoại
Chắc chắn rồi, những ngày đầu du học Thụy Sĩ việc bạn cần làm ngay chính là đăng ký sim. Nếu bạn mang điện thoại ở Việt Nam sang thì việc mua điện thoại không cần thiết. Song nếu không mang thì bạn sẽ cần cả điện thoại.
Để đăng ký sim bạn cần mang thẻ cư trú, hộ chiếu, thẻ ngân hàng. Trong trường hợp không có thể ngân hàng bạn có thể trả tiền theo tháng. Tuy nhiên để thuận tiện bạn nên sử dụng thẻ ngân hàng. Sau khi đã đăng ký sim, có điện thoại bạn có thể gọi điện cho người thân.
Làm sao để dễ hòa đồng
Trong một môi trường đa quốc gia thì thường sẽ không có chỗ cho những người quá khép kín. Bạn cần tạo thêm những mối quan hệ trong trường học và cả những nơi mà bạn sống.
Làm quen với những người xung quanh
Tại Thụy Sĩ người dân bản xứ rất dễ gần nếu bạn khéo léo trong giao tiếp. Trong những ngày đầu du học bạn đừng ngại việc làm quen với những người hàng xóm. Đó có thể là người ở cùng phòng nếu bạn sống trong ký túc xá. Hoặc những gia đình gần nơi bạn sống.
Việc làm quen với những người bạn mới sẽ giúp bạn dễ dàng hòa đồng với cuộc sống. Quan trọng hơn, họ là những người giúp bạn bớt nhớ nhà nhớ người thân. Với sự quan tâm, giúp đỡ bạn sẽ không cảm thấy cô đơn tại đất khách quê người.
Tham quan ngôi trường mình sẽ học
Mặc dù trước khi du học bạn đã tìm hiểu rất rõ về ngôi trường mình du học. Thế nhưng ngay những ngày đầu du học Thụy Sĩ bạn nên dành thời gian để tham quan trường.
Qua cuộc tham quan này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngôi trường mình sẽ học. Đồng thời bạn sẽ nắm rõ được vị trí từng khu vực của trường. Ví dụ: đâu là giảng đường, đâu là thư viện, đâu là nhà điều hành,… Từ đó, bạn dễ dàng tìm được lớp học trong những ngày đầu tiên.
Ngoài ra, bạn hãy tham gia một vài lớp dạy tiếng Đức. Khi mà Thụy Sĩ là đất nước có đến gần 70 % dân số nói tiếng Đức. Biết tiếng Đức sẽ là một lợi thế không nhỏ khi du học tại Thụy Sĩ. Nhất là nếu bạn muốn tìm việc làm thêm khi đã ổn định cuộc sống.
Du học Thụy Sĩ – Du học sinh hãy mở lòng mình
Làm sao để hòa đồng với bạn học khi du học Thụy Sĩ? Là băn khoăn trăn trở của không ít tân du học sinh. Nhất là khi mỗi một bạn sinh viên đến từ một đất nước khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với suy nghĩ, phong cách sống, cách ứng xử cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết nếu bạn mở lòng mình.
Trên thực tế, không chỉ riêng du học Thụy Sĩ muốn hòa đồng cùng bạn bè mới nên mở lòng. Ngay cả đối với những bạn trẻ học trong nước cũng rất cần phải mở lòng. Chỉ khi bạn mở lòng người khác mới có thể mở lòng với bạn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng làm quen với những người bạn mới. Rất có thể họ sẽ là những người bạn thân thiết trong suốt hành trình du học.
Hãy thông cảm thật nhiều
Du học Thụy Sĩ không chỉ có sinh viên Việt Nam. Thêm vào đó là du học sinh đến từ nhiều vùng đất trên thế giới. Ví dụ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Mông Cổ,… Vì thế, có thể, cách sống, lỗi suy nghĩ, hay cách ứng xử của họ khác với bạn. Thậm chí những hành động ở nước họ được xem là tôn trọng người khác. Nhưng tại Việt Nam đó lại là hành động khiếm nhã. Theo đó, nếu bạn muốn hòa đồng, hãy thông cảm thật nhiều với người xung quanh.
Đặc biệt đối, với những bạn ở ký túc xá, mỗi phòng có thể từ 2 đến 3 người. Trong cuộc sống sẽ có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Để có thể hòa đồng, cuộc sống hòa hợp nhất bạn nên rộng lượng thông cảm cho mọi người. Đương nhiên sự thông cảm này sẽ được đền đáp khi mà họ cũng thông cảm cho bạn.
Tham gia các hoạt động của trường lớp
Tại các trường đại học tại Thụy Sĩ luôn hướng sinh viên đến tính thực tế. Bởi vậy trong trong quá trình học tập thường có nhiều hoạt động ngoại khóa. Kèm theo đó là các chương trình thực tế, giao lưu văn nghệ. Nếu bạn muốn hòa đồng cùng bạn bè đừng từ chối hãy tham gia.
Thông qua các hoạt động thực tế của trường, của lớp giữa mọi người sẽ hiểu nhau hơn. Tất nhiên đây sẽ là dịp tuyệt vời để bạn có thêm những người bạn. Cũng như không tách biệt mình ra khỏi môi trường học tập.
Thêm vào đó, hãy thành lập nhóm bạn học tập. Thông qua nhóm bạn học tập bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội giao lưu tiếp xúc với bạn bè. Đồng thời, từ những người bạn này bạn sẽ lĩnh hội được một lượng lớn tri thức từ họ.
Giảm bớt cái tôi cá nhân
Mỗi chúng ta đều có một cái tôi. Thế nhưng có một số bạn cái tôi cá nhân quá lớn. Từ đó, việc hòa đồng với bạn bè trở nên khó khăn khăn. Thậm chí họ tự tách biệt mình ra ngoài cộng đồng.
Trong khi đó, du học Thụy Sĩ đều là những sinh viên đến từ nhiều nước trên thế giới. Nếu bạn mang mãi trên mình cái tôi áp đặt cho những người khác, việc hòa đồng là rất khó. Do vậy, khi du học, muốn hòa đồng với bạn học bạn hãy bỏ bớt cái tôi cá nhân của mình.
Ví dụ: Có thể ở trong nước chưa du học bạn rất cá tính, bộc lộ tính cách của mình. Bằng việc quá thẳng thắn phê bình hoặc chê trách, phán xét ai đó. Thế nhưng khi du học nếu bạn muốn hòa đồng thì điều đó không nên. Hãy tôn trọng những người xung quanh và cuộc sống của họ. Từ đó bạn sẽ cảm nhận được mình là một thành viên của của cộng đồng lớp học.
Những câu hỏi thường gặp khi du học Thụy Sĩ
Ngay từ khi chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ du học thì phụ huynh và học sinh đã có vô vàn thắc mắc trong đầu. Đừng lo vì những thông tin tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn có thể tháo gỡ những thắc mắc của mình.
Nộp học phí du học Thụy Sĩ vào lúc nào? Đóng bao nhiêu học phí vào lần đầu tiên?
Thông thường, để xin visa du học, phụ huynh và học sinh cần thanh toán cho trường học phí và chi phí ăn ở (nếu có) trong 1 năm đầu. Nếu không ăn ở tại trường thì chỉ cần đóng học phí. Xác nhận thanh toán này là một trong những giấy tờ quan trọng nhất để xin visa. Sau khi có kết quả visa thì mới phải hoàn thành những chi phí còn lại theo yêu cầu của nhà trường. Chẳng may trượt visa, thì học phí sẽ được nhà trường hoàn trả theo quy định.
Visa đi Thụy Sĩ làm có nhanh không? Nộp hồ sơ xin visa lúc nào?
Tối đa 2 tháng sẽ có kết quả visa, vì thế học sinh cần nộp hồ sơ trước khi đi học tối thiểu là 2 tháng. Cố gắng nộp một bộ hồ sơ hoàn hảo nhất, không sai lệch bất cứ một thông tin gì. Hãy liên hệ VinEdu để được hướng dẫn làm visa với tỷ lệ cao nhất.
Các kỳ nhập học ở Thụy Sĩ thường vào tháng mấy?
Thường các trường có 2 kỳ nhập học, thời gian nhập học là tháng 1 và tháng 8. Nhiều trường có thời gian linh hoạt hơn, học sinh có thể nhập học tháng 1, 4, 7, 10.
Cần bao nhiêu tiền để chứng minh tài chính?
Quy định là bạn phải có khả năng chi trả cho thời gian học tại Thụy Sĩ ít nhất là 1 năm. Đối với các chương trình du học có thực tập, thì 1 năm là đủ vì bạn sẽ kiếm được tiền khi thực tập. Như vậy, bạn cần có sổ tiết kiệm khoảng 25.000 – 30.000CHF là tối thiểu.
Du học Thụy Sĩ có được đi du lịch các nước khác không?
Visa du học là cơ sở để bạn được cấp Permit, bạn sẽ được đến các nước Châu Âu khác mà không cần xin thị thực nữa. Hãy tranh thủ cơ hội này để khám phá hết Châu Âu hoa lệ, hay là thăm người thân, hoặc tìm kiếm việc làm nếu có thể.
Du học Thụy Sĩ được làm thêm không? Thu nhập từ làm thêm có cao không?
Du học tại các nước châu âu đặc biệt là Thuỵ Sĩ chi phí ăn ở sinh hoạt học phí đều đắt đỏ. Vì vậy các bạn du học sinh Việt Nam du hoc tại đất nước đồng hồ đều rất quan tâm đến vấn đề việc làm.
Làm thêm không những kiếm thêm được tiền trang trải các khoản chi phí, phụ giúp gia đình mà còn giúp các bạn du học sinh trao dồi được khả năng ngoại ngữ. Bên cạnh đó làm thêm còn giúp cho các bạn tìm hiểu thêm được lối sống và cách sinh hoạt của người bản xứ, giúp khả năng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn.
Thuỵ Sĩ là một đất nước phát triển mạnh mẽ về du lịch. Hàng năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, nên vấn đề xin việc làm ngoài giờ ở đây cũng không phải là vấn đề quá khó khăn. Công việc làm thêm chủ yếu như phục vụ nhà hàng, phụ bếp, làm việc trong khách sạn… Thuỵ Sĩ phát triển về du lịch rất mạnh nên luôn thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên phải luôn cân đối được việc học và việc làm để không làm ảnh hưởng đến thành tích học tập.
Quy định về làm thêm tại Thụy Sĩ
Sinh viên làm thêm ngoài giờ học sẽ không được vượt quá 20h/tuần và phải đảm bảo hoàn thành 80% chương trình học tại trường. ác kỳ nghỉ hè, nghỉ đông thì có thể làm nhiều hơn một chút, có thể từ 38-42 giờ/tuần. Không được làm những công việc “đen” không được phép.
Nhưng không phải là đến nơi là bạn có thể đi làm ngay, Bạn phải ở Thuỵ Sĩ 6 tháng mới được cấp giấy phép làm thêm giờ. Mức lương trả làm thêm giờ ở Thuỵ Sĩ được thống kê là ở mức cao nhất thế giới. Mức trung bình được trả rơi vào khoảng 2000 – 3000 CHF mỗi giờ.
Kinh nghiệm làm thêm của các cựu du học sinh
Chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của một số cựu sinh viên từng du học tại Thuỵ Sĩ và họ cho biết:
- Anh Nguyễn Văn Nam (Hồ Chí Minh): “ Tôi du học tại Thuỵ Sĩ 4 năm, tôi cũng có đi làm phục vụ cho một nhà hàng. Tôi cũng được họ giúp đỡ rất nhiều. Làm thêm giúp tôi làm quen được với văn hoá cũng như lối sống của con người nơi đây. Nó còn giúp tôi trao dồi được khả năng ngoại ngữ rất tốt. Bên cạnh đó tôi cũng có thêm một khoản chi phí để trang trải chi phí. Và tôi vẫn điều chỉnh hợp lý giữa việc học và việc làm, không ảnh hưởng đến kết quả học tập”
- Chị Hoàng Thu Trang (Hà Nội): “ Gia đình tôi cũng bình thường, vì thương bố mẹ vất vả nên không muốn bố mẹ phải gửi nhiều tiền cho tôi. Nên tôi cũng có xin đi làm phụ bếp cho một quán ăn. Mức lương cũng ổn định. Nhưng vì không căn chỉnh hợp lý thời gian học và làm, nên kết quả học tập của tôi vào thời gian đầu của tôi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng khi làm quen được với môi trường nên tôi đã điều chỉnh hợ lý. Tôi thấy đi du học ỏ đây thì làm thêm là vấn đề được hầu hết các bạn du học sinh quan tâm.”
Một số giấy tờ cần thiết khi xin việc làm thêm
- Bản CV
- Sổ hộ chiếu bản photo
- Giấy phép định cư sinh viên B
- Giấy giới thiệu của trường
- Đơn xin việc
Bạn cũng nộp hồ sơ và tham gia phỏng vấn bình thường. Vấn đề xin việc làm thêm ở đây không khó. Quan trọng là bạn nên cân đối được việc học và làm thật hợp lý.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số kinh nghiệm du học Thuỵ Sĩ, hy vọng sẽ giúp được các bạn trong suốt quá trình học tập và phát triển tại đất nước xinh đẹp này.
Nhanh tay liên hệ VinEdu để đăng kí nhận thêm thông tin chi tiết về các trường và lộ trình du học Thụy Sĩ bằng cách truy cập tại website duhocvinedu.edu.vn hoặc gọi đến hotline 0972 131 212.VinEdu hân hạnh giúp bạn chinh phục mọi ước mơ.