Kinh nghiệm du học Ba Lan giúp bạn thích nghi nhanh hơn
Ba Lan là một quốc gia xinh đẹp, thu hút lượng khách du lịch lớn. Hơn nữa, nền giáo dục tại đây đã và đang được phát triển tạo tiếng vang trong cộng đồng quốc tế. Theo thống kê, lượng học sinh trên khắp thế giới đến Ba Lan để học tập ngày càng nhiều. Và dĩ nhiên, việc bạn sinh sống trên một đất nước có khác biệt về văn hóa khó tránh khỏi những khó khăn. Vì vậy, bạn cần biết kinh nghiệm du học Ba Lan để tự tin hòa nhập cuộc sống mới.
Nội dung chính
Những khó khăn thường gặp khi bạn lần đầu đến Ba Lan?
Phần lớn các bạn mới sang đều bỡ ngỡ vì chưa nắm vững điều kiện du học Ba Lan, thủ tục giấy tờ hành chính như đăng ký hộ khẩu, mã số cá nhân, mở tài khoản ngân hàng,…Tất cả yêu cầu các bạn phải tự thân vận động chuẩn bị. Nếu làm sai hoặc thiếu xem như không đủ tiêu chuẩn phê duyệt.
Thêm vào đó, bất đồng ngôn ngữ khiến các bạn khó khăn trong giao tiếp hàng ngày với người dân bản địa. Lúc này, bạn tìm đến sự giúp đỡ từ anh chị khóa trên hoặc đồng hương Việt ở Ba Lan. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi có hội sinh viên Việt Nam giúp đỡ nhiệt tình. Họ thân thiện và nhiệt tình hỗ trợ các bạn trên cương vị người đi trước.
Tóm lại, khó khăn lớn nhất mà các em sinh thường gặp là hoàn thiện thủ tục du học. Hồ sơ nộp đầy đủ cho sở giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát sinh để thông qua ngay.
Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị du học Ba Lan quý báu
Khi đã xác định đi du học ở Ba Lan là các bạn sẽ phải xác định được ngôi trường, ngành nghề mình sẽ theo học và đặc biệt là phải xác định được tiềm lực tài chính của mình như thế nào cho thật phù hợp. Vinedu sẽ chia sẻ kinh nghiệm xin nhập học tại các trường đại học ở Ba Lan như sau:
Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ xin nhập học mà các trường địa học ở Ba Lan yêu cầu
- Bằng và bảng điểm Đại học (nếu các bạn apply chương trình thạc sỹ) hoặc bằng TN THPT và học bạ (nếu các bạn apply chương trình cử nhân)
- Resume
- Motivational letter
- Ielts
- Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc(nếu có)
- Ảnh hộ chiếu
- Passport
- Một vài loại tờ khai trên website trường.
Đối với các bạn học Cao đẳng rồi liên thông thì nộp cả 2 bằng và bảng điểm, nếu thiếu thì trường sẽ yêu cầu các bạn giải thích. Ielts có hệ quy đổi ra các bằng khác như Toefl iBT, Toiec nên có bằng nào cũng được. Bạn nào học Master thì không có interview.
Quá trình xét duyệt hồ sơ
Các bạn sẽ gửi tất cả các loại giấy tờ xin nhập học qua mail cho trường. trường sẽ gửi giấy tờ qua US chờ Clark US phản hồi, khoảng 1 tuần, nếu thiếu gì đó họ sẽ gửi mail trao đổi với các bạn sinh viên.
Quá trình này mất khoảng 3 tuần. Sau đó sẽ nhận được Offer Letter. Có Offer Letter thì ra ngân hàng đóng học phí, gửi giấy chuyển tiền cho trường, chờ tiền vào tài khoản của trường thì trường sẽ gửi Letter of Acceptance. Quá trình này mất khoảng 1,5-2 tuần nữa. Vậy là mình sẽ mất từ 4-5 tuần cho việc xin học ở trường.
Tuy nhiên tùy từng trường sẽ có thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh hay chậm, và tùy thuộc vào thời điểm mà các bạn nộp hồ sơ. Nếu thời điểm các bạn nộp hồ sơ vào cao điểm thì có thể bạn sẽ bị chậm trễ chút thời gian. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin qua các hội nhóm của du học sinh Việt Nam tại Ba Lan.
Trong khi du học Ba Lan, cần lưu ý những điều quan trọng sau
Phương tiện giao thông
Hệ thống giao thông của nước Ba Lan khá linh hoạt và đa dạng để bạn lựa chọn. Các phương tiện công cộng phù hợp như: tàu hoặc xe buýt điện, xe buýt, xe điện, tàu điện ngầm.
Di chuyển bằng cách đi bộ khá khó khăn vì khoảng cách giữa các khoa, các cơ sở giáo dục tương đối xa. Phương tiện xe đạp ở quốc gia này không phổ biến. Nhưng bạn vẫn có thể thuê một chiếc xe khi muốn di chuyển trong khoảng cách gần.
Hoạt động giải trí
Tùy vào niềm đam mê và sở thích để bạn chọn hoạt động giải trí phù hợp. Vào thời gian rảnh các em chơi các môn thể thao: chèo thuyền, cưỡi ngựa. Một số khác đạp xe để ngắm cảnh đẹp. Bạn đừng quên hoạt động thăm quan nhà thờ, lâu đài, bảo tàng. Bởi những hoạt động này giúp bạn hiểu văn hóa Ba Lan hơn.
Công việc
Trong kinh nghiệm du học Ba Lan cần biết cách chọn việc làm thêm phù hợp khả năng. Việc này vừa giúp bạn tích lũy vốn sống thiết yếu trên đất nước xa lạ. Ngoài ra, phần lương nhận được để trang trải các khoản chi phí phụ giúp gia đình.
Điều kiện để bạn xin việc làm là phải có giấy phép lao động. Ngoại trừ làm thêm hè và đào tạo nghề. Sinh viên chính quy được cấp Visa hoặc giấy cư trú cũng có thể thoải mái đi làm.
Lời khuyên nhỏ là các bạn nên tận dụng khoảng thời gian 3 tháng hè để làm kiếm thêm thu nhập. Thật ý nghĩa đối với kỳ nghỉ được trải nghiệm làm thêm hoặc thực tập. Điều này giúp trang bị cho bạn những kỹ năng mềm có ích cho công việc trong tương lai.
Tuy nhiên, bạn phải biết cách cân đối thời gian khoa học tránh ảnh hưởng đến việc học tập. Bạn nên đọc kỹ thông tin việc làm, thực tập để lựa chọn phù hợp nhất. Khi tốt nghiệp, nếu giấy phép cư trú còn thời hạn thì bạn tiếp tục sinh sống và làm việc.
Đừng bao giờ quên làm thẻ tạm trú khi đã đến Ba Lan
Quá trình làm thủ tục du học là bước khởi đầu cho chuyến du học của bạn. Có thể nói hoàn tất thủ tục Visa là một trong những việc quan trọng giúp cho các bạn du học sinh tự tin hơn trên con đường du học của mình. Tuy nhiên đây chưa phải là bước cuối cùng, Sau khi trải qua chuyến bay dài sang Ba Lan thì việc kế tiếp các bạn phải hoàn thành đó chính là làm thủ tục đăng ký thẻ tạm trú ở Ba Lan. Thủ tục đăng ký tạm trú không hề khó, tuy nhiên nó lại không hề dễ dàng cho những bạn sinh viên lần đầu đặt chân tới Ba Lan. Hãy cùng Vinedu chia sẻ kinh nghiệm bổ ích này nhé.
Đặt lịch hẹn làm thẻ tạm trú tại Ba Lan
Đăng ký tạm trú ở Ba Lan thì bạn cần phải hẹn trước 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi. Vậy nên các bạn sinh viên nên lưu ý trước khi visa hết nạn thì các bạn nên đăng ký làm ngay thủ tục này.
Chuẩn bị giấy tờ
- 02 ảnh theo đúng tiêu chuẩn làm thẻ tạm trú ở Ba Lan
- Photo sổ hộ chiếu
- Giấy đóng tiền học phí
- Chứng minh tài chính
- Đóng lệ phí làm thẻ
Tránh những lỗi thường gặp khi làm thẻ tạm trú
- Để tiết kiệm chi phí rất nhiều bạn sinh viên mang ảnh từ Việt Nam sang. Tuy nhiên ở Ba Lan để làm được thẻ tạm trú thì khuôn mặt phải chiếm 70% diện tích của bức ảnh. Vậy nên ảnh chụp ở Việt Nam đều không đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên các bạn cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần đi chụp lại một bức ảnh khác là ổn.
- Sổ hộ chiều lưu ý là phải còn hạn ít nhất là 30 ngày
- Chứng minh tài chính: Họ có quy định mỗi tháng phải chứng minh bao nhiêu tiền, nhớ mang máng là 500-600 PLN/tháng gì đó thôi. Nhưng theo kinh nghiệm những người làm trước khuyên là nên chứng minh ít nhất 950 PLN/thãng x 15 tháng. Thôi thì càng nhiều càng an toàn
Khắc phục những lỗi sai thường mắc phải như thế nào?
- Nếu không may bạn điền sai thông tin đã ghi và nộp rồi thì cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần xin đặt lịch hẹn bổ sung giấy tờ, in riêng cái trang bị sai ra, sửa rồi ký tên vào rồi nộp lại là được.
- Nếu như trong quá trình làm thẻ đăng ký tạm trú bạn bị thiếu giấy tờ thì nhân viên làm thẻ sẽ gọi điện yêu cầu bạn bổ sung. Tuy nhiên nếu như bạn không thể bổ sung kịp vì có lý do gì đó thì có thể làm thủ tục xin hoãn.
Đúc kết kinh nghiệm du học Ba Lan từ thế hệ trước
Bạn muốn phát triển đạt thành tích cao thì nên học thêm chương trình bằng tiếng Anh. Bởi tiếng Ba Lan khó hơn tiếng Anh gấp rất nhiều lần. Bạn cần ít nhất 2-3 năm mới đạt C1-C2 bằng 7.5-8.0 IELTS tiếng Anh. Đây là điều kiện cần để bạn không cảm thấy bị đuối khi học đại cùng với các bạn bản xứ.
Bạn nên chuẩn bị tốt ngoại ngữ thật trước khi sang Ba Lan. Đây là phương thức trao đổi nhanh để bạn hòa nhập cuộc sống. Trước khi học chuyên ngành, bạn nên học dự bị 1 năm tiếng. Việc trang bị vốn Tiếng Anh tối thiểu sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh.
Việc kết bạn và tham gia nhiều hội sinh viên cũng rất cần thiết. Chúng giúp sẽ các bạn cảm thấy tự tin và năng động lên.
Những kinh nghiệm du học Ba Lan ở trên là hành trang bạn cần có. Khi nắm rõ những thông tin đó, bạn sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và học tập khi ở một nơi xa lạ.
Hãy trực tiếp gọi điện tới Tổ chức Giáo dục quốc tế VinEdu hotline 0972 131 212 để được tư vấn du học Ba Lan nhé!