Du học Anh ngành kinh tế có tốt không? Nên chọn trường nào
Du học ngành kinh tế tại Anh ư? Đó liệu có là một ước mơ xa vời? Lựa chọn du học là một quyết định mạo hiểm hay chăng và hiệu quả mang lại là gì? Du học – con đường đầy chông gai nhưng lại là ước mơ của bao người.
Du học, một khái niệm tưởng chừng rất xa lạ đối với sinh viên Việt Nam, nhưng với sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì đây là một con đường mà rất nhiều người lựa chọn. Việc sống và học tập ở một đất nước mới tuy có đôi chút khó khăn nhưng chúng sẽ cho ta những trải nghiệm mới lạ về phương pháp giáo dục cũng như môi trường sống vô cùng tiên tiến.
Lựa chọn du học Anh Quốc nói riêng là một quyết định thông minh cho những người theo đuổi ngành kinh tế. Bạn không chỉ sống trong một nền kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được trải nghiệm hệ thống giáo dục vô cùng đa dạng và phong phú. Dù vậy, du học Anh ngành kinh tế có tốt hay không, du học Anh ngành kinh tế chọn trường nào là những câu hỏi mà nhiều sinh viên thắc mắc. Cùng Vinedu tìm hiểu để biết được du học ngành kinh tế tại Anh có những gì nhé.
Nội dung chính
Du học ngành kinh tế tại Anh tốt hay không?
Tại sao lại chọn du học Anh ngành kinh tế?
Khi nhắc tới đất nước Anh xinh đẹp, người ta không khỏi trầm trồ trước một nền kinh tế hết sức phát triển với những trung tâm tài chính toàn cầu hàng đầu thế giới. Không những vậy, Vương quốc Anh là nơi tập trung rất nhiều ngân hàng và các công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.
Nền giáo dục nơi đây chính là ước mơ mà rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi. Với danh tiếng mạnh mẽ về nền nghiên cứu khoa học và giáo dục, các trường đại học tại Anh luôn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Vì thế, nền giáo dục Anh Quốc thu về được những kết quả không thể nào xuất sắc hơn.
Cụ thể, bốn trong tám trường Đại học tốt nhất thế giới đều tập trung ở Anh, 107 người đoạt giải Nobel đã học tập và làm việc tại các đại học và viện nghiên cứu Anh Quốc. Ngoài ra, nơi đây còn đứng đầu về sự hợp tác cùng phát triển giữa các trường Đại học. Chính vì những yếu tố này, việc du học ngành kinh tế tại Anh là một sự lựa chọn không thể hoàn hảo hơn.
Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp
Với một nền kinh tế tuyệt vời đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm là vô cùng rộng mở. Để được nhận vào làm ở các công ty, doanh nghiệp thì tấm bằng kinh tế được xem là một lợi thế vô cùng to lớn. Du học Anh ngành kinh tế như một cánh cửa giúp các sinh viên trẻ bước vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp và tiên tiến.
Cầm trong tay tấm bằng kinh tế Anh, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm ở nhiều công ty khác nhau như tài chính – ngân hàng, kế toán, quản trị, bán hàng. Thậm chí bạn còn có thể lấn sân qua các ngành khác như truyền thông, bảo hiểm hay cả giáo dục.
Không chỉ vậy, nhiều sinh viên du học ngành kinh tế tại anh còn mang trong mình những hoài bảo vô cùng to lớn về một công việc cấp cao như tham gia vào bộ máy nhà nước hãy những tổ chức phi chính phủ đầy tiềm năng.
Tất cả những điều trên là một kết quả đầy rộng mở cho những du học sinh ngành kinh tế. Và du học Anh ngành kinh tế tốt hay không chắc hẳn đã có câu trả lời.
Du học – cán cân giữa thất bại và thành công
Đối với nhiều người du học là một tương lai rộng mở nhưng bên cạnh đó một số người lại biến du học thành một phương thức kiếm tiền phi pháp. Vì lợi ích trước mắt, một số người đã để mất cơ hội ngàn vàng và kết quả nhận về là những công việc tay chân vô cùng vất vả.
Khi nắm trong tay một cơ hội, biến cơ hội ấy thành thành công không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để thực hiện và thất bại thì luôn rình rập chờ một chút sơ hở để vồ lấy bạn. Chính vì vậy, có thể nói du học là cán cân giữa thất bại và thành công. Phải thật bình tĩnh để lựa chọn và hành động để ý nghĩa của du học luôn được vẹn toàn.
Nên chọn theo học trường nào?
Đại học Oxford
Tổng quan
Đại học Oxford được thành lập năm 1096, là một trong những trường đại học lâu đời nhất trên thế giới và là thành viên của tập đoàn Russell, tập đoàn Coimbra, Liên đoàn các trường đại học nghiên cứu châu Âu và là một thành viên kỳ cựu của Europaeum. Về mặt học thuật, trường vẫn luôn giữ được thứ hạng của mình (top 10 đại học hàng đầu thế giới) trong nhiều năm vừa qua.
Đại học Oxford nổi tiếng với chương trình giảng dạy vô cùng xuất sắc và triển vọng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ở đây luôn luôn có một cơ hội nghề nghiệp nhất định. Theo số liệu tại SI-UK cho thấy, mức lương tốt nghiệp trung bình gần 43.000 bảng Anh – một con số đáng mơ ước của rất rất nhiều người. Không những vậy, Oxford có một đầu ra vô cùng ổn định, với tỷ lệ sinh viên đạt thành tích ở Anh cao nhất.
Khi là học sinh của Oxford bạn sẽ được nhận sự hướng dẫn một-một hằng tuần và có một giờ để làm việc và học hỏi với một số chuyên gia trong lĩnh vực của họ.
Chế độ tuyển sinh
Oxford không giới hạn độ tuổi tuyển sinh cấp cử nhân, độ tuổi bình thường để vào Oxford là mười bảy, mặc dù đa số ở tuổi mười tám hoặc mười chín.
Giống các đại học khác ở Anh, thí sinh vào Oxford phải nộp đơn theo hệ thống Dịch vụ Tuyển sinh Đại học (UCAS), hạn chót là 15 tháng 10 hằng năm. Để đánh giá chính xác từng cá nhân, thí sinh không được nộp đơn nhập học hai trường Oxford và Cambridge trong cùng một năm.
Trường đại học Cambridge
Tổng quan
Đại học Cambridge được thành lập năm 1209, nổi lên nhờ các ngành học như kinh tế, luật,… Đây là trường đại học lâu đời thứ 2 trong các nước nói tiếng Anh. Rất nhiều người đã nhận định đây là một trong 05 trường đại học hàng đầu thế giới. University of Cambridge cũng là một thành viên của Russell Group, Coimbra Group, Liên minh các trường đại học nghiên cứu Châu Âu,…
Là trường đại học liên thông, Cambridge khá đặc biệt vì không có khuôn viên cụ thể và về cơ bản là một nhóm 31 các trường độc lập nằm dưới cùng một cái tên Cambridge. Mỗi trường là một phần của Cambridge và hoạt động độc lập với nhau. Họ tự chỉ định giảng viên và nghiên cứu sinh cho mỗi bộ môn, quyết định chọn sinh viên nào, cung cấp việc giảng dạy chuyên ngành cho bậc cử nhân và cũng chịu trách nhiệm về việc thu xếp nội bộ và phúc lợi cho sinh viên cũng như nhân viên. Chọn được đúng trường là một việc rất quan trọng, để vừa đảm bảo cho sinh viên vào học và cũng để đảm bảo văn bằng sẽ thành công.
Chế độ tuyển sinh
Chế độ tuyển sinh của Cambridge cũng khá tương tự như Oxford, đại học sẽ tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh vào Cambridge, thời hạn chót hiện nay là giữa tháng 10. Cho đến thập niên 1980, tất cả thí sinh phải qua kỳ thi tuyển, về sau chỉ còn những kỳ kiểm tra như kiểm tra đánh giá kỹ năng tư duy và kiểm tra môn luật Cambridge.Những ứng viên bị trường không được chấp nhận sẽ được đưa vào danh sách dự bị để những trường khác xem xét. Việc tuyển chọn sinh viên cao học được quyết định bởi khoa hoặc ban liên quan đến ngành học ứng viên chọn.
Cambridge đã sản sinh ra 89 người đạt giải Nobel – một con số không hề nhỏ đối với tổng số. Chính vì về dày về lịch sử giáo dục vô cùng xuất sắc nên đây là một môi trường đáng ước mơ của rất nhiều thế hệ sinh viên du học ngành kinh tế tại Anh. Và chắc chắn nếu có cơ hội không ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của ngôi trường này. Tự tin, quyết liệt, táo bạo và chiến thắng bản thân nhé!
Các thắc mắc khi du học kinh tế Anh?
Du học kinh tế tại Anh cần điều kiện gì?
Điều kiện du học ngành kinh tế tại Anh là gì? Một câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Không riêng gì du học Anh, khi nhắc tới du học, điều kiện không thể thiếu đó chính là bằng tiếng Anh của bạn. Bạn phải có một chứng chỉ tiếng anh như 650 TOEIC hoặc 6.5 IELTS thì mới đủ điều kiện để đi du học. Nắm trong tay vốn tiếng anh chắc chắn thì bạn mới đủ tự tin để bắt đầu một cuộc sống mới, một ngôn ngữ mới. Đặc biệt khi có trình độ tiếng anh bạn mới có thể tiếp thu và lĩnh hội được kiến thức nhà trường dạy.
Không chỉ vậy, bạn phải chuẩn bị cho mình một sức khỏe ổn định, đảm bảo các chỉ số về sức khỏe, đặc biệt không mắc những căn bệnh lây truyền như viêm gan B, lao hay HIV/AIDS,… Ở Anh quốc nói riêng hay nước ngoài nói chung thì sức khỏe là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc tuyển chọn du học sinh.
Ngoài ra, để có thể thuận lợi trong cuộc sống du học thì kinh tế là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Bạn sẽ được đi du học khi gia đình bạn chứng minh được tài chính và chắc hẳn đó là một số tiền không hề nhỏ.
Cuối cùng, bạn phải chuẩn bị cho mình một tinh thần thất tốt để chuẩn bị tinh thần trước một cuộc sống mới, trải nghiệm với, khó khăn mới để giảm thiểu khả năng “sốc” văn hóa nhé. Hãy chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng du học ngành kinh tế tại Anh nào!
Thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị
Thủ tục và hồ sơ là cánh cửa “ khó nhằn” nhất để bước qua đối với tất cả các sinh viên. Đây là một công đoạn đòi hỏi sự tìm hiểu sâu rộng của sinh viên, sinh viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết mà nhà trường cũng như lãnh sứ quán yêu cầu. Sau đây sẽ là một vài điểm quan trọng khi làm hồ sơ du học:
- Xác định cấp học cũng như trường học: Tìm hiểu và chọn các cấp học cũng như trường đại học phù hợp với điều kiện cho phép của bản thân.
- Hoàn tất các giấy tờ yêu cầu: Giấy khai sinh, hộ chiếu, bằng cấp, chứng chỉ Tiếng Anh, hồ sơ chứng minh tài chính, giấy đồng ý của ba mẹ,…
- Tiến hành hồ sơ visa
- Tìm hiểu những điều cơ bản trước khi lên đường: Các vấn đề như điểm đến, phương tiện đi lại, nơi ở
Với những điều này chắc chắn bạn sẽ du học Anh ngành kinh tế thành công
Lời cuối
Trước khi quyết định chọn cho mình con đường du học, chắc hẳn mỗi người đều có những thắc mắc riêng. Thông qua bài viết này Tổ chức giáo dục Quốc tế Vinedu đã giải đáp cho các bạn một số câu hỏi như du học Anh ngành kinh tế, du học Anh ngành kinh tế có tốt không, du học Anh ngành kinh tế chọn trường nào hay điều kiện du học ngành kinh tế tại Anh.
Chúng tôi những con người luôn hướng về giáo dục mong muốn có thể góp sức mình giúp các sinh viên Việt tìm ra được những hướng đi đúng đắn cho bản thân để rồi góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Chúc các bạn sẽ mạnh mẽ để giám đương đầu với khó khăn, cuộc sống mới. Hãy thông minh lựa chọn và thực hiện những ước mơ, hoài bão của bản thân và gia đình. Vinedu luôn tự hào là người bạn đồng hành trên con đường hướng tới thành công của sinh viên Việt.
TỔ CHỨC GIÁO DỤC QUỐC TẾ VINEDU
- A1: Phòng 901 tầng 9, Tòa nhà N4D Lê Văn Lương, P. Trung Hòa Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Tp Hà Nội
- A2: Số 88 Xã Đàn, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
- A3: Số 499 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
- A4: Số 177 Nguyễn Văn Linh, P. Nam Dương, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- A5: Số 4 Nguyễn Trãi, P. Máy Tơ, Q. Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng